Google Chrome Game

đây là trò chơi thử trí nhớ.
sau khi nhấn play, một trong 4 màu sẽ sáng lên và kèm theo một âm thanh.
nhiệm vụ của mình là nhớ thứ tự màu nào sáng trước thì nhất theo thứ tự đó.
thế là xong.
mọi người chơi xem mình được nhiêu điểm hen.
chúc mọi người vui vẻ.





hosted by Roman Cortes

Nâng cao vị trí trang web của bạn trên các công cụ tìm kiếm

Tối ưu hóa trang web của bạn nhằm tăng tỷ lệ được hiển thị trên kết quả tìm kiếm của các công cụ tìm kiếm.

Có lẽ việc cố gắng tìm kiếm trang web của bạn bằng một công cụ tìm kiếm hay danh mục cũng giống như cố gắng mò kim đáy bể. Tuy nhiên, bạn có thể ảnh hưởng lên xếp hạng của mình trong công cụ tìm kiếm bằng nhiều cách. Khía cạnh cơ bản nhất là cấu trúc trang web phù hợp—tức là tiêu đề của trang, mô tả trang web cũng như từ khóa và nội dung chính metatag.

Trước khi sắp xếp HTML (Ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản) của trang, hãy làm công tác chuẩn bị, dự tính các từ khóa mà trang web nên liên kết. Trên một bảng, hãy lập một danh sách 10 từ khóa ban đầu, mang tính chiến

lược đối với trang web của bạn. Hãy xếp thứ tự theo mức độ quan trọng của chúng. Trên một dòng khác, hãy lập danh sách các biến thể của những từ khóa ban đầu đó.

Ví dụ, một trong những từ khóa ban đầu của bạn là “seo việt nam”. Biến thể có thể là “tối ưu hóa công cụ tìm kiếm” hay “tiếp thị trực tuyến”. Hãy tiếp tục tìm các biến thể cho đến khi bạn cảm thấy đã hoàn tất danh sách cho từ khóa đó. Khi đã lập được các từ khóa, hãy chọn ba hay bốn từ hàng đầu và đặt tiêu đề trang theo đó. Tiêu đề trang là bộ phận của trang web sẽ xuất hiện trên dòng tiêu đề cao nhất của chương trình duyệt web. Hãy giới hạn tiêu đề vào khoảng 60 đến 70 chữ cái. Nếu nhiều hơn, tiêu đề sẽ bị cắt mất phần đuôi khi công cụ tìm kiếm liệt kê.. Tiêu đề nên giàu tính mô tả và tập trung vào các khía cạnh kinh doanh chính như các từ khóa đã phản ánh.

Chẳng hạn, tiêu đề của eBrandium.com là “eBrandium.com: SEO Việt Nam, Tiếp thị trực tuyến, Thiết kế website”. Cùng nằm trong tiêu đề đó là 4 từ khóa khác nhau: "ebrand", "SEO Việt Nam", "tiếp thị trực tuyến", "thiết kế website". Cuối cùng, đừng sao lãng Tên miền cao nhất (TLD) của bạn.. Nếu tên miền đó mang tính chiến lược và cốt yếu đối với doanh nghiệp của bạn đúng như những tín chất mà một TLD cần có, nó cũng có thể là một tham khảo từ khóa quan trọng cho tiêu đề.

Khi đã lập tiêu đề, việc tiếp theo là viết mô tả. Mô tả trang web sẽ được đặt trong cái được gọi là mô tả metatag, được đặt ở khu vực “ĐẦU” của HTML. Mô tả trang web có thể theo phương thức giảng giải, không nhiều hơn 30 từ, và nên chứa càng nhiều từ khóa trong số 10 từ khóa hàng đầu càng tốt.

Khi mô tả đã được hoàn tất, hãy bắt đầu với những từ khóa metatag. Cũng giống như mô tả metatag, các từ khóa metatag được đặt ở “ĐẦU” HTML. Hãy đặt tất cả những từ khóa ban đầu và biến thể vào metatag từ khóa.

Phân tách mỗi từ bằng dấu phẩy. Điều này sẽ giúp tạo nên những cụm từ khóa quan trọng.

Thành tố cuối cùng trong việc tối ưu hóa trang web là nội dung chính. Nội dung chính tác động rất lớn đến việc xác định vị trí của doanh nghiệp. Nếu định hướng trang web của bạn có thể thống nhất với từ khóa của nó, nó sẽ củng cố thêm các từ khóa ấy khi được công cụ tìm kiếm liệt kê. Các đầu đề, phụ đề, đường dẫn và văn bản thường cũng sẽ tác động lên các công cụ tìm kiếm. Hãy cố gắng thống nhất những thành phần này với những từ khóa ban đầu của bạn.

Cuối cùng, đừng quên "alt text." Đó là vùng văn bản có thể liên kết với một hình ảnh. Một số trang web sử dụng hình ảnh làm hỗ trợ định hướng chính cho mình. Hãy chắc chắn rằng những hình ảnh ấy có liên kết với alt text.

Alt text chính là thông số được liên kết với lệnh “img src” của HTML.

Khi trang web của bạn đã được tối ưu hóa, hãy bắt đầu gửi đến các trang tìm kiếm. Nếu bạn đã xây dựng trang web đúng cách, bạn sẽ thấy những cải thiện đáng kể về lưu lượng truy cập.

Logo Google mùa Olympics

Nếu các bạn để ý thì sẽ thấy dạo gần đây Google.com thường xuyên thay đổi logo của website theo từng môn thể thao có trong Thế vận hội Olympics 2008. Sau đây là một vài logo Egg thu tập được:










Ssee more at MrEgg's Photos

Sử dụng Web 2.0 để PR cho nhãn hiệu

Ngày nay, cùng với sự phát triển của các miền truyền thông đại chúng như MySpace, Live Journal, và Flickr, việc tham gia bàn luận, chia sẻ và trao đổi thông tin đã trở nên phổ biến và tiện lợi. Điều đáng nói hơn là theo kết quả thống kê mới nhất của comScore thì hơn một nửa số người truy cập vào các website thuộc hệ thống mạng cộng đồng là những đối tượng có độ tuổi trên 35.

Xét trên phương diện PR (quan hệ cộng đồng), các phương tiện truyền thông đại chúng trên hệ thống web 2.0 đã thực sự trở thành một công cụ kinh doanh đắc lực hỗ trợ những phương thức sáng tạo và đầy tiềm năng cho việc điều hành doanh nghiệp, cũng như liên lạc với khách hàng.

PR 2.0 dễ dàng khuyến khích khách hàng phát biểu ý kiến và nhận định của riêng mình để từ đó giới kinh doanh có thêm cái nhìn sâu sắc hơn về những gì người tiêu dùng đang nghĩ tới. Hiển nhiên, đó cũng là một phương pháp PR ít tốn kém nhất so với những hình thức quảng cáo truyền thống và các cuộc quảng bá tiếp thị. Đây là những yếu tố phác họa nên hình ảnh của PR 2.0.


Blog

Không chỉ đơn thuần giải trí, blog còn được xem như một nguồn tin chính xác để nắm bắt những xu hướng mới trong công nghệ và nhiều đề tài nóng bỏng được mọi người quan tâm. Rất chính xác và chủ quan, thế giới blog chứa đựng cách nhìn cụ thể nhất với những phản hồi tức thời từ nhiều nhóm cộng đồng chuyên đề trên mạng. Nếu bạn là chủ của một doanh nghiệp nhỏ, blog sẽ cung cấp cho bạn một thời cơ kinh doanh thực sự.

Cơ chế hoạt động tương tác của blog tạo nên một cơ hội tuyệt vời để bạn đại chúng hóa thông điệp của công ty đến với một số lượng lớn khách hàng, không ít trong số đó là các đối tượng ở cách xa bạn hàng trăm cây số. Đôi lúc, với chỉ một lời bình luận (comment) được đăng tải trên blog cũng ít nhiều giúp bạn có thêm ý tưởng cho sản phẩm và dịch vụ của mình, nhưng quan trọng hơn là một khi sản phẩm của bạn đã được tiếp thị đến đúng đối tượng thì tốc độ lan tỏa trên mạng của nó sẽ trở nên nhanh chóng vô cùng.

Bạn cũng có thể tự tay tạo nên blog cho riêng mình, không chỉ để trình bày những sản phẩm hay dịch vụ mà còn là cách biểu lộ những ưu điểm nằm trong triết lý kinh doanh của mình. Tuy nhiên, cần phải phân định được đâu là mặt tốt và đâu là mặt trái từ blog trước khi tiến hành công việc.

Trong khi blog có thể mang đến ích lợi cho việc nâng cao hình ảnh, tạo nên tiếng tăm và mở ra một không gian đối thoại hai chiều với khách hàng, việc tốn kém thời gian và trí lực là điều hiển nhiên. Mặt khác, như một bước đột phá vào thế giới truyền thông trực tuyến, những lời chỉ trích luôn là điều mà blogger phải sẵn sàng chấp nhận. Hãy suy tính kỹ trước khi đặt tay vào bàn phím vì một khi những dòng bình luận đã được đăng tải thì chẳng còn cách nào quay trở lại.


Video trực tuyến

Ngày nay, website video trực tuyến đã được xem là một trong những lĩnh vực phát triển nhanh nhất trên thế giới truyền thông. Những website như YouTube hàng ngày thu hút hàng ngàn lượt khách truy cập. Đối với chiêu thức tiếp thị của những doanh nghiệp cỡ nhỏ, video online quả là một lời gợi ý đặc biệt hấp dẫn, bởi lẽ việc tạo nên và phân phát những nội dung quảng cáo bằng hình thức này ít tốn kém hơn nhiều so với những phương tiện quảng bá truyền thống.

Để tối đa hóa chiến dịch quảng cáo, một khi các video đã được kích hoạt trên các website như YouTube, bạn nên gửi cho tất cả những đối tượng khách hàng một email kèm theo đường link kết nối đến đoạn video đó.

Một cách khác để trình nội dung đến với các website chia sẻ video là gián tiếp thông qua các siêu phương tiện truyền thông. Như những cách thức marketing khác, chìa khóa thành công vẫn là nhận biết được “gu” của người xem, chẳng hạn đối tượng hay xem YouTube thường hướng đến những đoạn clip mới lạ, cuốn hút và hài hước. Bên cạnh đó, nếu muốn một đoạn quảng cáo đủ sức tạo nên những ảnh hưởng to lớn cho người xem, bạn phải chắc rằng nó thật sự có tính thuyết phục cả về tính sáng tạo và độ hấp dẫn.


Siêu phương tiện truyền thông

Thực chất đây là một ấn bản thông tin dạng text được kết hợp với các yếu tố đa truyền thông khác như hình ảnh, video clip, đường link đến các blog, các tag số hóa, đường dẫn RSS và các công cụ tìm kiếm. Hình thức quảng bá thông qua các dụng cụ truyền thông tân tiến này thường tỏ ra có ích trong việc giúp các công ty trực tiếp với tới thị trường.

Mặt khác, mức độ tương tác từ phương pháp này đặc biệt có lợi đối với các blogger, bởi lẽ hình thức format của các ấn bản tin tức đa truyền thông luôn khuyến khích người đọc để lại ý kiến phản hồi cho tác giả trang web hay blog. Đó rõ ràng là một cơ hội tuyệt vời để thu thập những thông tin xác đáng nhất.

Trong khi việc kết hợp giữa PR và các bản tin điện tử sẽ phải tốn đến vài năm để đạt đến sự hoàn hảo, thì ngay bây giờ, những công ty nhỏ, đặc biệt là các cơ sở hoạt động trong ngành công nghiệp đã có thể tận dụng phương thức này để hướng đến cộng đồng dân blog. Có một lời khuyên là một chút khác lạ, bắt mắt trong mẫu thiết kế sẽ tăng được nhiều sự chú ý vào điều bạn muốn mọi người hướng đến.


Đính nhãn và chia sẻ thông tin

Cách duy nhất để nâng cao sự quan tâm của mọi người đối với mục tin đăng tải lên net chính là sử dụng dịch vụ trực tuyến, bao gồm nhiều nút bấm chức năng có vai trò đính những mẩu tin của bạn vào những website khác như Digg và Del.icio.us.

Digg là một website làm nhiệm vụ phân hạng và liệt kê những bài báo trực tuyến được ưa chuộng nhất có nguồn từ các blog, các website báo chí hoặc từ website của các công ty. Bạn có thể sử dụng Digg như một công cụ theo dõi mức độ phổ biến của các bài báo đăng về công việc làm ăn của mình, cũng như biết thêm về phản hồi của người xem đối với từng mẩu tin.

Del.icio.us là một công cụ hỗ trợ khá đắc lực trong công việc đính nhãn và tìm kiếm những miền hấp dẫn nhất trên hệ thống website. Những đường truyền của Dei.icio.us có thể kết hợp việc đăng tải các mẩu tin quảng cáo lên mạng, giúp người xem dễ dàng sao chép lại cũng như chia sẻ những website họ yêu thích.


Những miền hoạt động mạng cộng đồng

Trong khi những miền như MySpace được xem là chỗ đến thường xuyên của những người đam mê âm nhạc thì LinkedIn được xem là miền hoạt động mạng cộng đồng danh tiếng nhất dành cho giới doanh nhân. Người sử dụng sẽ phải nêu rõ lai lịch bản thân và công việc làm ăn của mình, sau đó có thể kết nối với những cá nhân khác thuộc cùng lĩnh vực kinh doanh.

Dẫu công nghệ phát triển là thế, nhưng vẫn còn tồn tại không ít những trở ngại liên quan đến các phương tiện truyền thông đại chúng. Một khả năng tương tác nhất quán và ổn định trên thị trường trực tuyến luôn đòi hỏi thời gian, nguồn lực và đó cũng chính là thử thách to lớn nhất đối với chủ các doanh nghiệp nhỏ. Tuy nhiên, bằng cách theo đuổi làn sóng phát triển cũng như thử nghiệm các hình thức PR vô cùng đa dạng mà web 2.0 mang đến, những doanh nhân năng động đã tìm ra một cơ hội tuyệt vời để tiếp cận khách hàng và giới truyền thông.

Mạng xã hội Việt Nam

Ra đời giữa lúc các mạng xã hội nước ngoài đang chiếm lĩnh thị phần, các mạng xã hội Việt Nam (MXHVN) phải tạo dựng cho mình một hướng đi, một phong cách riêng nếu muốn thu hút ngày càng nhiều thành viên...


Năm 2007 - năm của mạng xã hội Việt Nam

Tính đến nay, trên thế giới đã có khoảng trên 200 địa chỉ MXH, trong đó có những cái tên rất nổi tiếng như Myspace, FaceBook… thu hút một số lượng lớn người tham gia. Tại Việt Nam, năm 2007 được xem là bùng nổ MXH với sự ra đời của hàng loạt cái tên như Yobanbe, Cyworld, Clipvn.... đáp ứng nhu cầu giải trí, kết bạn, giao lưu của các cư dân mạng.

Tuy nhiên. theo nhận xét của nhiều người, các MXHVN chưa thực sự tạo ra cho mình bản sắc riêng mà vẫn mang nét hao hao với các MXH nổi tiếng của nước ngoài, dễ gây nhàm chán cho người dùng. Khi mới ra đời, các MXHVN cũng lôi cuốn được nhiều bạn trẻ nhưng dần về sau số lượng giảm hẳn. Bạn Đỗ Quang Túc thành viên của khá nhiều MXH nhận xét: "Bên cạnh những MXH đã tạo được đặc trưng riêng biệt như Cyworld, Yobanbe, Cyvee... hầu hết các MXH Việt khác đều na ná, sao chép hoặc "clone" lại những MXH nổi tiếng như Facebook, Myspacel Imeem. Thiếu sáng tạo, quy mô hoạt động khá nhỏ hẹp (hầu hết chỉ có vài chục ngàn thành viên, ngoại trừ Cyworld khoảng 200.000, Yobanbe khoảng 150.000 thành viên), thiếu sự đầu tư nghiêm túc và lâu dài các MXHVN khó có thể cạnh tranh với những sản phẩm MXH từ những tập đoàn trực tuyến lớn như Yahoo!, Microsoft...".


Thế mạnh của mạng xã hội Việt Nam

Tuy nhiên, các MXHVN cũng có những lợi thế riêng. Ngoài giao diện được Việt hóa toàn bộ, dễ sử dụng, MXHVN thường nhắm tới những khách hàng nhất định, chẳng hạn Cyworld dành cho giới teen yêu thích chia sẻ ảnh và video, Yobanbe dành cho đối tượng quan tâm đến blog, YeuAmnhac 20 nhắm đến chia sẻ nhạc hoặc Cyvee hướng đến đối tượng chuyên gia và giới kinh doanh…

Điểm đặc biệt nhất của MXHVN là hoạt động offline được tổ chức khá đa dạng, sôi nổi và mang nhiều ý nghĩa từ hoạt động gặp gỡ giao lưu kết bạn cho đến những hoạt động xã hội, dù đa phần chỉ mới ở quy mô nhỏ và chỉ diễn ra giữa các thành viên nội mạng. Điển hình như câu lạc bộ Tìm một nửa thất lạc của mạng Cyvee với các buổi đi dã ngoại. henantrua.vn với các cuộc hẹn ăn trưa hoặc hẹn tốc độ giúp thành viên tìm một nửa của mình, mạng Vietspace với các hoạt động hướng đạo sinh... Anh Vòng Thanh Cường, phụ trách mạng Yobanbe cho biết: "Là một nhà cung cấp trong nước, Yobanbe không chỉ đơn thuần cung cấp một hạ tầng dịch vụ ảo mà còn có đội ngũ thường xuyên hỗ trợ tổ chức các buổi gặp mặt offlline để gắn kết các thành viên trong thế giới thực".

Đa dạng hóa dịch vụ cũng là điều mà các MXHVN đang nỗ lực thực hiện. Yobanbe có dịch vụ "chuyển nhà" từ Yahoo! 360 giúp khách hàng có thể "di chuyển" tất cả tài sản trong ngôi nhà trục tuyến của mình tới địa chỉ mới.


Vì một mạng xã hội Việt Nam an toàn

Bên cạnh những ảnh hưởng tích cực việc tham gia MXH ảo cũng ẩn chứa nhiều rủi ro. Về mặt kỹ thuật các nhà cung cấp dịch vụ MXH hoàn toàn có thể quản lý được nội dung trong mạng và thông tin cá nhân của người dùng.

Vấn đề là mỗi nhà cung cấp thực hiện ở mức độ ra sao chính sách quyền riêng tư và điều khoản thỏa thuận sử dụng dịch vụ đối với thành viên được quy định như thế nào", bạn Đỗ Quang Tú cho biết.

Mạng Cyworld đã thiết lập một đội ngũ an ninh mạng 24/24 chuyên kiểm soát nội dung mà các thành viên đưa lên website. Bất kỳ thành viên nào khi bắt gặp nội dung xấu đều có thể thông báo ngay lập tức với đội ngũ an ninh mạng này. Cyvee cũng có hỗ trợ những chức năng nhằm hạn chế tiết lộ thông tin cá nhân của thành viên ra bên ngoài. Yobanbe thì triển khai giao thức bảo mật HTTPS (Bypertext Transfer Protocol over Secure Socket Layer) nhằm tăng cường bảo mật tối đa cho người sử dụng khi truyền đạt thông tin qua mạng.

Sự ra đời và phát triển của các MXH là điều tất yếu khi số lượng người dùng Intemet ngày càng gia tăng và đòi hỏi những dịch vụ tiện ích do Intemet mang lại. Tuy nhiên, để có thể cạnh tranh, các MXHVN phải tự tạo được hướng đi của riêng mình, phát triển những dịch vụ bổ sung trong một MXH để duy trì người sử dụng, gìn giữ các mối liên kết với các thành viên cũ và thu hút thành viên mới, gia tăng giá trị đóng góp nội dung của thành viên trong MXH. Trên hết, người dùng phải hết sức cẩn thận khi tham gia giao lưu kết bạn trên các MXH vì kẻ xấu có thể lợi dụng các MXH để phục vụ cho ý đồ xấu, gây ra những hậu quả không lường trước được.

Knol - Thế giới tri thức của Google


Mạng bách khoa mở vừa được Google đưa vào hoạt động ngày hôm qua (23/7) với những đặc tính đáng tin cậy nhất từ trước đến nay.

Trang Knol cho phép các thành viên gửi lên các bài viết về lĩnh vực thuộc chuyên môn của họ. Điểm khác biệt của Knol so với Wikipedia là mỗi mục trong Knol sẽ có một hoặc một nhóm tác giả, và tên của họ sẽ được hiển thị để mọi người thấy. "Chúng tôi cho rằng các bài viết có nguồn gốc giúp cho độc giả tin tưởng hơn vào những gì họ đọc", Cedric DuPont, giám đốc phát triển Knol cho biết.

Knol có công cụ xuất bản tương tự như trang blog nhưng khuyến khích tác giả không chỉnh sửa lại bài viết của mình. Google muốn xếp hạng các entry theo mức độ được nhiều người đọc nhất để tạo nên tính cạnh tranh.

Chẳng hạn như bài viết của trưởng khoa tiểu đường ĐH Nam California về căn bệnh này được xếp hạng nhất. Sau đó các tác giả khác cũng viết về chủ đề liên quan thì Google sẽ xếp hạng theo số độc giả bình chọn, phê bình cũng như số đường link tham khảo trích dẫn từ bài viết của họ.

Người sử dụng cũng không thể tự chỉnh sử lại nội dung đăng trên Knol trừ khi được tác giả của bài viết cho phép. Tuy nhiên độc giả hoàn toàn có thể phản hồi lại Google nếu phát hiện bất kỳ điểm bất hợp lý nào trong nội dung đọc được.

Các bài viết của các chuyên gia trên Knol sẽ được đặt vào những chủ đề xác định. Mọi người có thể để lại ý kiến, đánh giá và nhận xét các bài viết đó. Và nếu các tác giả Knol chèn quảng cáo AdSense của Google vào bài viết của họ, đương nhiên cũng được Google trả cho một ít tiền tính theo số lượng quảng cáo được click.

Google đang hợp tác với tạp chí Người New York nhằm cho phép các tác giả có thể sử dụng tranh biếm họa chèn vào trong trang Knol. Google cho rằng các bức tranh này là phương tiện giúp bài viết của các tác giả có thêm hiệu quả, cũng như hài hước hơn.

Theo Google, Knol là cách viết ngắn gọn của “knowledge” nghĩa là “tri thức”. Sự xuất hiện của Knol được xem như lấp đầy khoảng các giữa các dịch vụ nội dung website hiện nay, đồng thời còn là đối thủ chính đe dọa đến pho bách khoa toàn thư khác là Wikipedia hiện có bộ sưu tập 7 triệu bài báo thuộc 200 ngôn ngữ khác nhau.

Những người yêu tri thức, ưa khám phá thế giới vạn vật có thể tìm hiểu qua Knol đã hoàn thiện sau lần thử nghiệm cuối cùng hồi tháng 12/2007 tại http://knol.google.com/.

blogs tìm được trên mạng nà

- SEO Việt Nam
- Thiết kế Website
- Tiếp Thị Trực Tuyến
- Website Design
- Web Design
- eBrand Website Design
- eBrand Internet Marketing
- Việt Nam SEO
- Online Marketing
- Quảng Cáo Website
- Quảng Bá Thương Hiệu Trực tuyến
- Thương Hiệu Điện Tử
- Đẩy Mạnh Thương Hiệu
- Quảng Cáo Trực Tuyến
- Thương Hiệu Trực Tuyến
- Thương Mại Điện Tử
- Tài Liệu Marketing Hay
- Sưu Tập Website Hay
- Thương Hiệu Điện Tử
- Quảng Bá Trực Tuyến

Google Page Index Check

What is your Google page index?

Your Google page index is simply the number of pages from your website that Google has in its database (index).
This is also referred to as Search Engine Saturation or SE Saturation i.e. how much of your site has been seen by the SE.

How do you improve your Google page index (SE Saturation)?

There are three linking strategies that will help you get all your web pages indexed in Google.
1. Navigational / internal links
2. Site Map links from home page or Google sitemaps.
3. One-way inbound links

A) If your site already ranks well in Google:

Site Map:
If you have pages that you would like Google to see / index, build a site map and link to those pages from your sitemap.

Navigational / Internal Links:
Linking from one page to the next will help Google follow and index all the pages that needs indexing.

B) If your site does not rank well in Google, or if you have trouble getting certain pages indexed:

· External Links:
Linking from an external high ranking websites is one of the best ways to get your pages noticed.
Buy one-way inbound links

· Links to your home page:
Pointing links to your home page will not only strengthen your web ranking, but will also point Google’s robots to your website and cause then to index every page that they can see linking from your home page.

· Deep linking:
Linking from an external website directly to a sub pages on your site (deep linking), will insure that the page in question gets seen / indexed by Google. Your sub page search ranking will also improve.

How to check your Google page index:

Search directly in Google to find out how many pages of your website has been included in the Google index/database:
Type the following into the search field on: Google: site:www.yourdomain.com

Site Index Query/www:

The site search site:www.yourdomain.com, allows you to view all the pages Google, MSN or Yahoo filed in its index.

Sub-domain Site Index Query:

The site: search without the www. will return results for www.yourdomian.com + yourdomian.com and
sub-domain(s).yourdomian.com

Alexa bỏ Toolbar xếp hạng website

Alexa vừa nâng cấp và cải tổ toàn diện hệ thống xếp hạng website đã hơn 10 năm tuối của hãng. Thay đối đáng chú ý nhất là từ nay Alexa sẽ không còn dựa chủ yếu vào dữ liệu thu thập từ thanh công cụ Alexa Toolbar để đánh giá xếp hạng website nữa.

Thay vào đó giờ đây Alex sẽ tổng hợp thông tin từ nhiều nguồn khác nhau nhằm đánh giá chính xác nhất về số liệu truy cập và xếp hạng của từng trang web.

Thay đổi của Alexa có giúp đánh giá tốt hơn về website Việt?

Có thể thấy việc Alexa tiến hành cải tổ là một hệ quả tất yếu cho những phàn nàn về độ chính xác của bảng xếp hạng website của hãng này. Dữ liệu hiện đang hiển thị trên Alexa là dữ liệu về các website trong vòng 9 tháng gần đây. Các dữ liệu này cũng sẽ được sử dụng để tính toán xếp hạng website theo cơ chế mới.

“Sở thích và thói quen duyệt web giữa người dùng Alexa Toolbar và người không dùng thanh công cụ là hoàn toàn khác biệt. Nhưng khi xếp hạng website, Alexa lại không tính đến sự khác biệt đó. Chính vì thế mà chúng tôi đã phải nỗ lực để xây dựng một hệ thống xếp hạng mới với mục tiêu phản ảnh tốt hơn sở thích và thói quen của tất cả người dùng Internet.”

Một nguyên nhân khác khiến Alexa phải thay đổi chính là sự xuất hiện của một số “đối thủ cạnh tranh” như Compete hay Quantcast. Cả hai hãng này đều đánh giá xếp hạng website dựa vào nhiều nguồn dữ liệu khác nhau nên có độ chính xác hơn hẳn Alexa.

Giới phân tích cho rằng đã qua rồi cái thời Alexa đứng ở vị trí thống trị như trong giai đoạn cuối thập kỷ 90, bởi khi đó Alexa là dịch vụ xếp hạng website duy nhất. Ngoài Alexa ra nếu người dùng muốn có những dữ liệu tương tự họ sẽ phải bỏ tiền ra mua từ các hãng như Nielsen, comScore hay HitWise.

Giới phân tích đánh giá lẽ ra Alexa phải thực hiện những thay đổi trên từ lâu rồi chứ không nên đợi đến bây giờ. Song dù muộn màng nhưng nó vẫn là một sự thay đổi cần thiết.

Website Việt sẽ mất vị trí cao trên Alexa?

Có thể thấy có rất nhiều website Việt xếp ở những vị trí chót vót trên bảng xếp hạng website có số lượng người truy cập nhiều nhất thế giới của Alexa. Không ít các chuyên gia đã ngạc nhiên khi thấy số lượng người dùng Internet biết tiếng Việt không thể cao hơn số người biết tiếng Anh mà không ít website Việt còn đứng ở vị trí cao hơn nhiều website tiếng Anh nổi tiếng trên thế giới.

Lời giải thích duy nhất cho điều này là những dịch vụ “lừa gạt” nhằm giúp website tăng thứ hạng cao chỉ trong một thời gian ngắn. Bởi ở Việt Nam, việc sử dụng xếp hạng trên Alexa để quảng cáo đánh bóng website từ lâu đã trở thành “một thói quen”. Alexa đã trở thành một công cụ để website Việt minh chứng mức độ phổ biến của mình.

Như vậy, việc Alexa thay đổi cơ chế xếp hạng có thể sẽ là “một thảm họa” đối với website Việt. Nhưng nó cũng là cơ hội giúp cho người dùng chúng ta có được một đánh giá tốt hơn về website Việt và có cơ sở để không còn tin vào xếp hạng trước đây của Alexa nữa.

Nguồn : TuoiTre Online

5 add-on hay cho Firefox

1. Với WebSlices in Firefox, bạn có thể xem những tin tức mới nhất (RSS) từ các website mà không nhất thiết phải truy cập vào website đó. Chức năng của add-on này tương tự như WebSlices trong IE8 Beta.

Khi truy cập vào một trang hỗ trợ RSS, bạn sẽ nhìn thấy một biểu tượng màu xanh, nhấp phải chuột và chọn Subscribe to a webchunk. Lúc này, tiết mục đang xem sẽ được đưa vào thanh công cụ của WebSlices và bạn nhấp vào đó để xem nhanh các thông tin chi tiết.

WebSlices 0.01 tương thích với Firefox 3.0a1 - 3.0b5pre, cài đặt ở địa chỉ http://tinyurl.com/2ekynr.

2. Activities in Firefox

Microsoft đã tích hợp vào IE8 Beta một chức năng mới thật sự hữu ích cho những người sử dụng web 2.0, đó là Activities. Đáp trả lại Microsoft, cộng đồng những người sử dụng Firefox đã cho ra đời một add-on có chức năng tương tự mang tên Activities.

Với add-on này, khi truy cập vào trang web, bôi đen một từ nào đó rồi nhấp phải chuột và chọn Activites, bạn có thể thực hiện nhiều tác vụ như: Define with Encarta (định nghĩa từ với Encarta), Find product with eBay (tìm sản phẩm trên eBay), Map with Yahoo!, Windows Live Translator, Windows Live Hotmail...

Phiên bản Activities 0.3 tương thích với Firefox 2.0 - 3.0*, cài đặt tại địa chỉ http://www.kaply.com/activities/activities.xpi.

3. Speed Dial for Firefox

Opera phiên bản 9.2 trở đi tích hợp một tính năng khá hay là Speed Dial, cho phép bạn đưa những trang web ưa thích vào trang mở đầu, trang này sẽ hiển thị khi bạn mở một thẻ mới. Giờ đây, bạn có thể sử dụng chức năng này trên Firefox thông qua add-on Speed Dial. Với add-on này, bạn có thể thay trang about:blank bằng một bảng chứa ảnh thu nhỏ của những trang web mà mình thường truy cập.

Để đưa một website ưa thích vào trang mở đầu, bạn mở một thẻ mới, nhấp chuột vào một khung bất kỳ. Trong cửa sổ hiện ra, bạn nhập vào địa chỉ website trong ô URL, tiêu đề website, đánh dấu chọn custom image nếu muốn sử dụng một ảnh đại diện. Để truy cập nhanh đến các trang web, bạn có thể gán tổ hợp phím nóng cho chúng. Cuối cùng, bấm OK để lưu lại.

Phiên bản Speed Dial 1.83 tương thích với Firefox 3.0a1 - 3.0b5pre, cài đặt tại địa chỉ http://tinyurl.com/2rbmna.

4. Better YouTube

Các video trên Youtube thường được nén nhỏ để thuận tiện cho việc xem trực tuyến, song điều này làm cho chất lượng đoạn video không được cao. Nếu bạn muốn xem video ở Youtube với chất lượng cao nhất, hãy nhờ sự trợ giúp của add-on Better YouTube.

Sau khi cài đặt add-on này xong, bạn khởi động lại Firefox và cấu hình cho Better YouTube như sau: Nhấp vào menu Tools > Add-ons, chọn Options bên cạnh add-on Better YouTube, đánh dấu chọn vào các mục Youtube HD và bấm OK.

Phiên bản Better YouTube 0.4.2 tương thích với Firefox 0.8 -> 3.0b4, cài đặt tại địa chỉ http://tinyurl.com/2m8u4t.

5. Prism for Firefox

Prism là tiện ích giúp người sử dụng tách các ứng dụng web như Gmail, Google Docs, hoặc Zoho Writer ra khỏi trình duyệt và chạy chúng một cách nhanh chóng như là những ứng dụng bình thường đặt trên desktop. Với Prism dành cho Firefox 3, bạn có thể vào bất kỳ website nào và chuyển đổi website này thành một ứng dụng, sau đó đặt shortcut của nó ngay trên desktop hoặc trên menu Start để tiện truy cập. Để thực hiện, bạn truy cập vào trang web mình cần, sau đó chọn Tools > Convert Website to Application.

5 điều Google “chào thua” Yahoo! Search

Google là cỗ máy tìm kiếm trực tuyến đựơc cả thế giới tin dùng, nhưng có ít nhất năm chức năng rất thú vị chỉ “kẻ chiếu dưới” Yahoo! Search mới có thể thực hiện.

1. Viết thư điện tử ngay trong ô tìm kiếm Yahoo! Search
Gõ !mail abc@xyz.com vào ô tìm kiếm của Yahoo, và bạn sẽ có ngay một email mới trong hòm thư Yahoo!mail.


2. Tìm lời bài hát của bất kì bài hát nào
Gõ “tên ca sĩ lyrics” (không có dấu ngoặc kép) để tìm lời các bài hát của ca sĩ Madonna, hoặc một bài hát cụ thể. Các yêu cầu tìm kiếm lời bài hát trên Yahoo! Search sẽ được chuyển trực tiếp sang dịch vụ lyrics cũng của Yahoo - bạn có thể yên tâm tuyệt đối về tính chính xác của kết quả tìm kiếm.


3. Tìm kiếm từ trên trang web theo thứ tự đặc biệt
Ai cũng biết cú pháp “Sylvester Stallone” (có dấu ngoặc kép) sẽ đưa kết quả có tên tài tử điện ảnh này, nhưng nếu bạn muốn tìm các trang web chứa các từ cần tìm theo đúng thự tự? Thêm dấu ngoặc đơn vào trước từ cần tìm, ví dụ [Sylvester Stallone] sẽ chỉ trả về kết quả website có từ Sylvester đứng trước Stallone.


4. Tìm kiếm chỉ trong một website duy nhất
Gõ !wiki Google vào ô Search để tìm thông tin về Google trên bách khoa toàn thư mở trực tuyến Wikipedia.com. Vài site phổ biến khác là !ebay, !amazon, !flickr. Nếu đang sử dụng FireFox, bạn có thể gõ các câu lệnh này ngay trong ô tìm kiếm phía trên bên phải trình duyệt.


5. Kiểm tra số kết nối đến một trang web cụ thể
Có bao nhiêu mục trên wikipedia có đường link tới trang CNN.com? Gần như không thể trả lời được câu hỏi này bằng Google, nhưng lại quá đơn giản nếu bạn đang sử dụng Yahoo! Search. Chỉ cần gõ vào câu lệnh linkdomain:cnn.com site:wikipedia.org và Yahoo sẽ đưa cho bạn danh sách tất cả các bài viết trên wikipedia có chứa đường dẫn tới trang tin tức CNN.com.

Nguồn DanTri

Website Việt tạm biệt Alexa!

Gần đây các chương trình bảo mật trên máy tính như Symantec Antivirus, Internet Security... đều ngăn chặn người dùng muốn cài đặt Alexa Toolbar vì nhận dạng công cụ này là spyware.

Trong khi đó, ngày càng nhiều doanh nghiệp trông chờ website của mình tăng từng bậc trong chỉ số thứ hạng trên Alexa để minh chứng về mức độ phổ biến của website, kéo theo nhiều dịch vụ "lừa gạt" giúp website tăng thứ hạng cao chỉ trong thời gian ngắn. Vậy doanh nghiệp có nên tin vào bộ máy đo đạc của Alexa?

Câu trả lời là không. Hiện tại, đại đa số các doanh nghiệp Việt Nam đều dựa dẫm hoàn toàn vào chỉ số Alexa để đánh giá về mức độ phổ biến cho một website. Và theo đó, giá trị quảng cáo trên website cũng được đo theo chỉ số Alexa. Đã có khá nhiều bài viết phân tích rất chi tiết về cách thức hoạt động của Alexa, những dịch vụ lừa đảo giúp tăng thứ hạng...trên các báo và tạp chí công nghệ. Trong bài viết này, tác giả chỉ tổng hợp và phân tích những yếu tố mà người dùng Internet ở Việt Nam không nên dựa dẫm hoàn toàn vào các chỉ số của Alexa.

Trở lại từ khi Alexa được thành lập vào năm 1996, đến năm 1999, Alexa trở thành thành viên của tập đoàn bán lẻ Amazon.com. Thông qua việc thống kê hoạt động của người dùng web, Alexa có thể đưa ra danh sách xếp hạng các website theo mức độ phổ biến.

Alexa Ranking - Thứ hạng "hỗn tạp"

Chỉ số thứ hạng Alexa được kết hợp từ 2 yếu tố là số trang web người dùng xem (Page Views) và số người truy cập (Reach). Alexa Ranking xếp thứ hạng các website được truy cập thường xuyên, được thống kê dựa trên những người dùng cài đặt thanh công cụ Alexa Toolbar. Thông số thứ hạng của website sẽ được hiển thị khi người dùng cài đặt Alexa Toolbar truy cập vào website đó.

Điểm chính của vấn đề nằm ở đây. Những máy tính không cài đặt Alexa Toolbar thì dù có truy cập vào website cả trăm lần vẫn không được đếm đến 1 lần, mặc dù con số máy tính đang sử dụng Alexa Toolbar là khoảng 10 triệu (đạt 1% so với hàng tỉ người dùng Internet hiện nay). Nguyên nhân là số lượng các máy tính cài đặt thanh công cụ này tại Việt Nam chưa đáng là bao vì Amazon.com chưa có kênh bán hàng trực tuyến tới Việt Nam. Hơn nữa, các máy tính từ quốc gia khác truy cập tới các website tiếng Việt cũng là thiểu số, vì chủ yếu là của những người Việt có khả năng đọc hiểu Việt ngữ.

Nguyên nhân thứ hai là ngay khi cài đặt Alexa Toolbar, các chương trình bảo mật trên máy tính như Symantec Antivirus, Internet Security... đều nhận dạng công cụ này là spyware vì phương thức hoạt động của nó là sử dụng cookies để theo dõi toàn bộ các hoạt động truy cập website của người sử dụng.

Hơn nữa, Alexa Toolbar chỉ mới có phiên bản dành cho trình duyệt Internet Explorer và FireFox nên người dùng các trình duyệt còn lại như Opera và Safari thì cũng đành "bó tay", miễn đếm!

Các dịch vụ giúp tăng thứ hạng Alexa cũng ra đời ào ạt, khiến doanh nghiệp tiêu tốn khá nhiều thời gian và chi phí thay vì tập trung phát triển nội dung lẫn hình thức của website, đây mới chính là các yếu tố quan trọng giúp tăng lượng truy cập.

Như vậy, thứ hạng của các website Việt Nam khá lệch lạc trên bảng chỉ số của Alexa. Độ chính xác chỉ đạt 20% cho những website Việt. Một bằng chứng là những website Việt không dùng các công cụ giúp tăng thứ hạng, giả mạo truy cập... cho Alexa thì ranking đều tụt khá nhiều đều đặn theo thời gian mặc dù số lượng truy cập thực của các website này không suy giảm và còn có thể tăng.

Giải pháp thay thế

Các bộ đếm thống kê lượng truy cập cũng như thông tin khách truy cập được tích hợp sẵn trên website tuy chính xác nhưng không được đối tác quảng cáo tin tưởng. Do đó, tùy thuộc vào mô hình kinh doanh, chi phí và mức độ phổ biến mà mỗi website có thể lựa chọn các nhà cung cấp dịch vụ thống kê uy tín và có phí như: ComScore, Hitwise, Nielsen//NetRatings, Netcraft, Ranking.com, Quantcast.

Một giải pháp miễn phí hiện tại đang được các webmaster chú ý là Google Analytics, hoàn toàn miễn phí. Tuy không đánh giá chính xác 100% nhưng Google Analytics cho phép thống kê chi tiết nhiều số liệu truy cập, lượng pageview, thông tin khách truy cập.. kể cả khi website có nhiều sub domain (tên miền phụ) với mức độ chính xác cao. Số liệu Google Analytics cung cấp dễ dàng tổng hợp, chi tiết và có thể xuất ra theo nhiều dạng phục vụ cho việc thống kê. Chỉ cần một tài khoản Google (Gmail) là đã có thể đăng ký dịch vụ Google Analytics.

Các doanh nghiệp Việt Nam đang có website nên sử dụng thêm 1 vài dịch vụ thống kê truy cập và thứ hạng khác để đảm bảo tính chính xác thay vì tập trung vào Alexa. Có thể dùng song song thêm Google Analytics hoặc các dịch vụ miễn phí khác như StatCounter, ClickTracks Appetizer, eXTReMe Tracking, SiteMeter, Add Free Stats, Compete.

Nguồn : Tuoi Tre Online

Tip to take your favorite photos on Flickr.com

Hi các bạn,

Các bạn cũng biết Flickr.com là một một dịch vụ lưu trữ hình trực tiếp lớn của Yahoo.
Và tại trang web này, bạn sẽ tìm được nhiều rất nhiều hình đẹp về đủ mọi thể loại, đơn giản chỉ cần gõ keyword cần tìm là sẽ có cả hàng trăm tấm cho bạn.
Có vài tấm thì bạn có thể download được. Nhưng có vài tấm mình không thể download bằng cách View images (trong Firefox) được.
Sau đây, mình xin giới thiệu các bạn cách để download những tấm hình không cho phép download.
Khi bạn gặp một trường hợp không thể download hình bằng cách View images và Save as về như trường hợp này :

http://www.flickr.com/photos/daletaylor/363237067/

Cách làm :
- Các bạn phải chuột và chọn View source (cho Firefox)
- Sau đó Copy và Find cái mã này trong View source : ?v=
- Nếu bạn thấy url nào kết thúc bằng " ?v= " thì đó là cái bạn cần tìm.
- Bạn chỉ cần Copy từ đầu cho đến phần mở rộng của hình. Copy và mở ở một cửa sổ mới.
- Có vài trường hợp sẽ có 2 kết quả cho ra, bạn nên thử một trong hai để có được hình bạn muốn.

Chúc các bạn thành công.

101 Phần mềm miễn phí [Phần 2]

CHIA SẺ VÀ LƯU TRỮ TRỰC TUYẾN

FolderSync: Có thể thấy, bút nhớ USB là công cụ hữu ích để luôn đem theo các tập tin dữ liệu cần thiết bên mình. Tuy nhiên, lấy gì đảm bảo bạn luôn có được những phiên bản mới nhất của các tập tin này? Rất dễ dàng: Bạn hãy sử dụng tiện ích FolderSync để đồng bộ tập tin giữa 2 thư mục bất kỳ.

BeInSync: Đôi lúc, việc đem theo bút USB bên mình có thể gây phiền toái. Khi ấy, hãy sử dụng BeInSync để đảm bảo bạn luôn có thể truy xuất các tập tin cần thiết. Tiện ích có khả năng đồng bộ các thư mục, danh sách website yêu thích, danh bạ liên lạc giữa 5 máy tính và bạn có thể sử dụng BeInSync để chia sẻ tập tin với người dùng khác.

FolderShare: Giống với BeInSync, FolderShare giữ cho các tập tin dữ liệu luôn được cập nhật giữa nhiều máy tính. Tuy nhiên, tiện ích này không thể đồng bộ dữ liệu của Outlook, nhưng có một phiên bản dành cho hệ điều hành OS X; vì thế, bạn có thể sử dụng FolderShare để đồng bộ dữ liệu giữa máy Mac và PC.

Flickr: Dịch vụ chia sẻ ảnh trực tuyến thông dụng này cho chép hình lên mạng, chia sẻ chúng với nhiều người, hay đặt chúng lên weblog riêng của mình. Flickr chỉ hỗ trợ 20MB dung lượng lưu trữ, do vậy bạn nên hạn chế lưu các bức ảnh có kích thước lớn.

Kodak EasyShare Gallery: Dịch vụ này của Kodak cho phép bạn lưu trữ hình miễn phí để “dụ” bạn sử dụng các dịch vụ in ảnh của hãng này. Kodak sẽ tự động xóa thư viện hình của bạn nếu trong vòng 1 năm bạn không có một giao dịch nào. Dù vậy, website này thật sự hữu ích, có tùy chọn truy xuất từ điện thoại di động và đặc biệt là không hạn chế dung lượng lưu trữ. Bên cạnh, ảnh in từ dịch vụ này trông hấp dẫn với mức giá là 0,15 USD/ảnh 4x6 hay 1,65US (tính cả thuế và phí giao nhận tại Mỹ).

Yahoo Briefcase: Với giao diện đơn giản, Yahoo Briefcase là một trong những lựa chọn hàng đầu của nhiều người dùng. Đây có thể xem là cách dễ dàng nhất để lưu trữ và chia sẻ tập tin trực tuyến (hỗ trợ 30MB dung lượng lưu trữ).

BitTorrent: Có lẽ, bạn đã từng nghe nhiều người dùng sử dụng BitTorent để buôn bán nhạc và phim ảnh có bản quyền. Nhưng đây là dịch vụ hữu ích để nhanh chóng tải về các nội dung hợp pháp hoặc để chia sẻ dữ liệu riêng của mình.

Avvenu: Giống với nhiều dịch vụ chia sẻ tập tin khác, Avvenu cho phép bạn truy xuất từ xa các tập tin của mình từ trình duyệt web. Bạn không cần phải chép các tập tin lên máy chủ. Điểm độc đáo của Avvenu là cho phép bạn duyệt qua các tập tin và hình thu nhỏ (thumbnail) từ điện thoại di động hay PDA.

ĐỌC TIN THEO Ý MUỐN

Nếu vẫn còn thói quen cập nhật những thông tin “nóng” nhất bằng cách “bới tung” những website tin tức thì đã đến lúc bạn cần chuyển sang một khái niệm mới: RSS. Tiện ích đọc tin RSS là cách thức nhanh chóng và dễ dàng hơn trong việc cung cấp cho bạn những tin theo yêu cầu. Các trình đọc tin RSS tải về các tập tin định dạng XML từ website mà bạn quan tâm và hiển thị tất cả tin tức trong giao diện duy nhất – không cần phải di chuyển qua nhiều website nữa.

Tiện ích đọc tin RSS nhanh nhất hiện nay có thể nhắc đến là Abilon. Tiện ích mạnh mẽ và tốc độ xử lý nhanh này cho phép bạn lựa chọn nhiều cách hiển thị. Abilon cũng được tích hợp một trình duyệt dạng thẻ (tab). Cạnh đó, một công cụ khác cho phép bạn cập nhật thông tin lên trang blog của mình tại Blogger, LiveJournal hay Movable Type. Cuối cùng, Abilon có khả năng nhanh chóng đồng bộ và trích xuất các tập tin OPML (Outline Processor Markup Language), dùng để chuyển danh sách nguồn tin hiện có sang một trình đọc tin RSS khác.

Đối với người dùng máy tính, RssReader và Feedreader cũng là 2 tiện ích đọc tin RSS đáng quan tâm. Không “lịch lãm” bằng Abilon, cả hai tiện ích này hiển thị các bản tin một cách đơn giản và rõ ràng. Với RssReader, bạn có thể xem tất cả nội dung của một nguồn tin hay một nhóm nguồn tin trong một cửa sổ có khả năng cuộn. Ngược lại, Feedreader chỉ hiển thị được nội dung của một tin tại cùng một thời điểm. Tuy nhiên, Feedreader có các phím tắt linh hoạt. Cả 2 tiện ích này thực hiện đồng bộ tập tin OPML dung lượng lớn còn chậm.

Nếu bạn sử dụng nhiều hơn một máy tính, trình đọc tin RSS trên nền web là sự lựa chọn hợp lý. Trong nhóm này, Bloglines được đánh cao nhất. Website này sử dụng các frame, do vậy bạn có thể xem một danh sách các nguồn tin đăng ký trên khung cây bên trái trong khi đang đọc tin mới nhất từ mỗi nguồn tin ở màn hình bên phải. Các phím tắt giúp bạn duyệt nhanh qua các tin, tuần tự theo từng bản tin hay nguồn tin. Bloglines cũng hỗ trợ đồng bộ và trích xuất tập tin OPML.

Một dịch vụ đọc tin trên nền web thông dụng khác có thể kể đến là NewsGator, với khả năng hiển thị tin rõ ràng. Không giống Bloglines, NewsGator không sử dụng frame, vì thế bạn có thể cuộn xuống danh sách các bản tin nhưng lại thiếu đi tính năng giúp bạn chuyển nhanh qua các nguồn tin khác nhau. Ngoài ra, Newsgator có thể đồng bộ tập tin OPML nhưng không cho phép trích xuất chúng.

BẢO MẬT VÀ CHỐNG VIRUS

Spybot Search & Destroy: Phần mềm gián điệp (spyware) có thể làm chậm hoạt động của hệ thống, theo dõi những nơi bạn thường lui tới và thậm chí làm cho trình duyệt gặp “sự cố”. Dù không một công cụ phòng chống spyware nào được đánh giá là “hoàn hảo” nhưng có thẻ xem Spybot là một “liều thuốc” mạnh. Ngoài khả năng tìm kiếm và tiêu diệt spyware, Spybot có thể liên tục giám sát những thay đổi của hệ thống, cung cấp cho bạn tùy chọn cho phép hay không cho phép những chỉnh sửa Registry trước khi chúng được thực hiện.

LavaSoft Ad-Aware SE Personal: Tiện ích này có thể kiểm tra máy tính để phát hiện sự hiện diện của spyware đang ẩn nấp trong bộ nhớ và đĩa cứng. Phiên bản miễn phí chỉ có thể thực hiện kiểm tra và phát hiện, không có chức năng giám sát liên tục. Tuy nhiên, Ad-Aware có thể phát hiện một vài spyware mà Spybot để “lọt sổ” (và ngược lại).

Microsoft Windows Defender: Dù phiên bản thử nghiệm Beta của phần mềm này (trước đây được biết với tên Microsoft Windows AntiSpyware) sẽ hết hạn vào 31/12/2006 nhưng Microsoft Windows Defender đáng giá để sử dụng. Công cụ Windows này có khả năng phát hiện các spyware mà những tiện ích khác không thể nhận ra, kể cả các “rootkit” nguy hiểm có trên đĩa nhạc Sony được phát hành vào năm trước.

All-in-One Secretmaker: Nếu công việc bắt buộc phải sử dụng Internet Explorer, thì điều tối thiểu mà bạn cần làm ngay là “vá” các lổ hổng bảo mật trong trình duyệt này và All-in-One Secretmaker có thể giúp bạn điều này. Tiện ích này có khả năng ngăn chặn các banner quảng cáo, cửa sổ dạng pop-up, tính năng lọc thư rác cũng như cung cấp một bộ tiện ích dọn dẹp và bảo vệ hệ thống.

ZoneAlarm: Tiện ích tường lửa này giám sát chặt chẽ các kết nối Internet ra/vào hệ thống, giúp ngăn chặn tấn công từ tin tặc và spyware. ZoneAlarm cung cấp nhiều khả năng kiểm soát hơn và dễ sử dụng hơn công cụ tường lửa tích hợp trong Windows XP.

Anonymizer: Dịch vụ trình duyệt này sẽ giúp hiển thị một website mà bạn muốn xem mà không “tiết lộ” địa chỉ IP, cookie hay bất kỳ thông tin khác đến website mà bạn đang truy xuất.

GRC Shield Up: Tự hỏi không biết máy tính của mình có thật sự an toàn? Hãy ghé thăm website của Steve Gibson. Shield Up là một công cụ trên nền web thuận tiện để kiểm tra các lỗ hổng bảo mật thông dụng, như các cổng đang được mở và dịch vụ chia sẻ tập tin có thể bị tin tặc khai thác.

Trend Micro HouseCall: Nếu không thích cài đặt tiện ích phòng chống và phát hiện virus trên máy tính, thì bạn hãy ghé qua trang web của dịch vụ này thường xuyên hơn. Phần mềm của Trend Micro chạy trực tiếp từ trình duyệt có khả năng quét và tiêu diệt virus đang lẩn trốn trên máy tính của bạn.

AirDefense Personal Lite: Bạn đừng bao giờ mất cảnh giác với những rủi ro bảo mật trong khi sử dụng mạng không dây (Wi-Fi). Tiện ích đơn giản này sẽ cảnh báo bạn mỗi khi kết nối vào một mạng không dây không được bảo mật hay một điểm truy cập không an toàn.

Avast Home Edition: Tiện ích quét virus dễ sử dụng này miễn phí với người dùng gia đình và phi thương mại. Không giống dịch vụ quét virus trực tuyến, Avast có thể thực hiện kiểm tra mỗi khi hệ thống khởi động (đây là biện pháp hữu hiệu để diệt virus) và sẽ liên tục giám sát hệ thống trước các mối đe dọa. Avast miễn phí, nhưng bạn phải đăng ký trên website của hãng sản xuất để sử dụng với 90 ngày dùng thử.

PHẦN MỀM VÀ DỊCH VỤ GIẢI TRÍ

Google Picasa: Hãy quên đi tiện ích quản lý hình ảnh đầy phức tạp đi kèm với máy ảnh số của bạn. Picasa của Google sẽ đem đến cho bạn sự dễ dàng trong việc sắp xếp, sửa chữa và chia sẻ hình ảnh.

Irfanview: Với nhu cầu chỉnh sửa ảnh đơn giản, chuyển đổi định dạng tập tin và nhiều công việc khác, Irfanview là lựa chọn hợp lý nhất. Tiện ích này có thể được cài đặt nhanh chóng, chiếm ít dung lượng đĩa cứng và hỗ trợ nhiều định dạng tập tin ảnh.

The GIMP: Nếu bạn không muốn chi ra hàng trăm đôla Mỹ cho bộ ứng dụng Photoshop nhưng vẫn cần đến tiện ích chỉnh sửa ảnh cao cấp thì hãy nghĩ đến GNU Image Manipulation Program, hay còn gọi là GIMP. Tiện ích này được trang bị những công cụ xử lý ảnh để “tút lại” hình ảnh có nhiều lớp và nhiều tính năng khác.

Pandora: Đừng nghe đi nghe lại một bài nhạc cho đến khi phát chán với nó. Chỉ cần nhập vào tên ca sĩ hay bài hát mà bạn thích, ngay lập tức Pandora sẽ tạo ra một “đài radio” phát các bài nhạc tương tự ngay trong trình duyệt.

iTunes: iTunes là chương trình chơi nhạc hoàn hảo không chỉ vì tiện ích này làm việc với máy iPod. Với giao diện thân thiện, đây có thể xem là tiện ích chơi nhạc và nén nhạc từ đĩa CD dễ sử dụng nhất hiện nay.

Kristal Audio Engine: Cần ghi âm thử? Kristal sẽ là một tiện ích hòa âm (mixer) thích hợp cho công việc đó. Tuy nhiên, bạn cần phải am tường về âm nhạc để sử dụng phần mềm này.

Audacity: Tiện ích dễ sử dụng này có thể chuyển đổi tập tin nhạc ở nhiều định dạng sang dạng định dạng mp3, wav hoặc Ogg Vorbis.

Google Earth: Tiện ích sẽ hiển thị địa cầu và bạn có thể xoay tròn, lật ngược và phóng to để nhìn thấy gần hơn những địa điểm cần thiết, như New York City, Grand Canyon hay chính ngôi nhà của mình.

Celestia: Muốn tìm hiểu thêm về những hành tin xung quanh trái đất của chúng ta, hãy sử dụng tiện ích Celestia. Bạn có thể quan sát toàn bộ hệ thái dương và những hành tinh xa xôi.

CHIA SẺ PHIM QUA MẠNG

Bạn mất quá nhiều thời gian và công sức để thực hiện một đoạn video: từ ghi hình cho đến biên tập. Để chia sẻ những đoạn phim này với người dùng khác, bạn có thể ghi chúng lên đĩa CD/DVD và rồi gửi chúng qua bưu phẩm. Vào thời điểm này, mọi việc đã trở nên dễ dàng hơn. Một vài dịch vụ lưu trữ cho phép bạn chép (upload) lên máy chủ các đoạn video và chia sẻ chúng với bạn bè qua Internet.

Một trong những dịch vụ được nhiều người sử dụng hiện nay là Revver. Cũng giống với các dịch vụ khác, Revver bán thông tin quảng cáo được đặt trên đoạn video tuy nhiên Revver “chia” lại 50% lợi nhuận thu được. Để thuận tiện cho việc này, bạn phải nhập vào chút ít thông tin cá nhân với website này. Một tiện ích tùy chọn, Revver Uploader, đơn giản việc upload các tập tin với dung lượng trên 10MB. Revver không hạn chế kích thước hay số lượng các tập tin cần upload.

Giao diện phát video của dịch vụ này đơn giản và đáng tin cậy. Thậm chí, nếu bạn không thiết lập các đoạn video này đúng định dạng để phát trực tiếp (stream) qua mạng, Revver sẽ tự động chuyển đổi chúng.

Để đảm bảo thông tin quảng cáo được xuất hiện, website này chụp lại (capture) các đoạn video, vì thế bạn không thể xem chúng bên ngoài Revver – thật bất tiện nếu ai đó muốn tải về các đoạn video này.

Ngược lại, Putfile không tự động phát các đoạn video do vậy bạn phải tải về toàn bộ một tập tin trước khi xem. Bạn có thể upload nhiều đoạn video hay âm thanh dưới 25MB (2MB với hình ảnh). Một danh sách thả xuống cho phép bạn chọn kích thước của đoạn video. Putfile không hỗ trợ đặt từ khóa vì thế sẽ khó tìm kiếm các tập tin này về sau.

Vimeo có lẽ là dịch vụ dễ sử dụng nhất. Bạn có thể upload 20MB các tập tin video mỗi tuần. Các đoạn video không thể phát trực tiếp nhưng một liên kết sẽ cho phép bạn lưu lại chúng.

Còn nếu muốn chia sẻ nhiều tập tin kích thước lớn chứ không chỉ là các đoạn video? Hãy dùng thử Streamload Mediamax, một website dịch vụ lưu trữ trực tuyến hỗ trợ đến 25GB và cho phép upload tập tin có dung lượng đến 25MB (tuy nhiên, bạn bị giới hạn 500Mb dung lượng tải về hàng tháng). Công cụ upload trên nền web đơn giản.

Để xem video, Mediamax hiển thị ở dạng từng khung hình một, cho phép bạn xem chính xác cảnh được chọn. Tuy nhiên, nhiều khung hình trông tối và giao diện phát video trên trình duyệt không có những tính năng điều khiển. Thật may, Mediamax cho phép tải về các đoạn video gốc, vì thế bạn có thể xem chúng trực tiếp tại máy tính.

Thời gian kiểm duyệt lâu có thể làm cho Google Video không hấp dẫn đối với người dùng “a-ma-tơ” nhưng dịch vụ này lại có một lượng đông người sử dụng.


Nguồn : PC World VN

101 Phần mềm miễn phí [Phần 1]

Chưa có bao giờ như thời điểm hiện nay, bạn có thể thoải mái lựa chọn các ứng dụng cần thiết cho công việc mà không phải quan tâm đến túi tiền của mình. Tất cả đều miễn phí, từ ứng dụng văn phòng cho đến công cụ xử lý ảnh, và cả phần mềm giúp bạn truy xuất từ xa cùng nhiều tiện ích cần thiết khác cho cuộc sống. Bài viết sẽ giới thiệu đến bạn 101 phần mềm miễn phí hàng đầu được tạp chí PC World Mỹ bình chọn. Những gì bạn cần làm chỉ là mở trình duyệt, vào website của chúng tôi http://www.pcworld.com.vn/pcworld/download.asp hay find.pcworld.com/52516 và tải về phần mềm cần thiết.

TIỆN ÍCH VÀ CÔNG CỤ HỆ THỐNG

Foxit Reader: Nếu xét về khả năng hiển thị tập tin PDF, Foxit Reader đánh bại Adobe Reader. Chương trình này không yêu cầu người dùng phải cài đặt, chỉ cần chạy tập tin thực thi và chương trình “đề pa” rất nhanh, chừng 1 giây.

System Information for Windows: Chạy tập tin thực thi, chờ đợi trong vài giây và tiện ích này sẽ cho bạn biết nhiều thông số hơn những gì bạn có thể hình dung về cấu hình phần cứng, hệ điều hành, các chương trình đã được cài đặt, v.v. Tuy nhiên, tiện ích không cung cấp những công cụ chẩn đoán hay đưa ra những lời khuyên cần thiết.

PDF Creator: Trình thiết bị máy in này cho phép bạn tạo tập tin PDF từ bất kỳ ứng dụng nào, chỉ bằng cách thực hiện lệnh Print trong chính ứng dụng đó và chọn thiết bị in chính là PDF Printer. Trình này cung cấp nhiều tùy chọn để kiểm soát tập tin kết quả, bao gồm khả năng bảo mật bằng mật khẩu tập tin PDF để hạn chế những người dùng khác in, sao chép, chỉnh sửa tài liệu này.

CCleaner: Ngày qua ngày, máy tính của bạn sẽ “tích tụ” lại vô số những dữ liệu không cần thiết như tập tin tạm của Windows, cookise, bộ nhớ trình duyệt (cache), v.v; và đó cũng là một trong những nguyên nhân làm cho hệ thống vận hành “ì ạch”. Tiện ích CCleaner (www.pcworld.com.vn, ID: 51396) sẽ tự động giúp bạn tìm ra những thứ rác “số” ấy và xóa sạch chúng.

Microsoft Tweak UI: Tiện ích giúp bạn kiểm soát nhiều cài đặt của Windows XP, từ việc xác định những gì sẽ xuất hiện trên trình đơn Start cho đến xác định cách thức người dùng đăng nhập vào máy tính.

7-Zip: Bạn cần gì phải bỏ ra 30 USD để mua bản quyền sử dụng WinZip trong khi tiện ích miễn phí 7-Zip cũng có những tính năng chẳng hề kém cạnh.

PuTTY: Nếu bạn cần kết nối đến máy chủ dịch vụ web của mình thì một kết nối SSH (Secure Shell) sẽ an toàn hơn công cụ Telnet “cổ lỗ sĩ”, bởi vì kết nối đó (kể cả nơi mà bạn nhập mật khẩu vào) cũng được mã hóa.

OmniFormat: Muốn chuyển tập tin BMP sang định dạng JPEG, hoặc từ GIF sang TIF? Bạn chỉ việc chép những tập tin cần chuyển đổi vào một thư mục, sau đó chọn định dạng tập tin cần có và OmniFormat sẽ thực hiện công việc này một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, để sử dụng OmniFormat, bạn phải cài đặt tiện ích tạo PDF có kèm thông tin quảng cáo là PDF995.

TÌM KIẾM VÀ THAM KHẢO TRỰC TUYẾN

Google Desktop: Hãng Google đã mang sức mạnh của cơ chế tìm kiếm trên Internet thông dụng nhất vào chiếc máy tính. Google Desktop có khả năng lập chỉ mục (index) gần như tất cả tài liệu có trên đĩa cứng và liệt kê những tập tin này trong cửa sổ các kết quả tìm kiếm của Google. Một thanh sidebar sẽ hiển thị thông tin mà bạn lựa chọn, như các tin tức hiện tại, các thông tin cập nhật từ các website mà bạn đã ghé thăm gần đây và thông tin thời tiết.

MSN Search Toolbar With Windows Desktop Search: Công cụ tìm kiếm này sẽ lập chỉ mục đĩa cứng của bạn và rồi cung cấp các kết quả tìm kiếm thông qua một ứng dụng Windows, hơn là dựa vào một trình duyệt web. Ngoài ra, công cụ này tìm kiếm thông tin trên Internet thông qua dịch vụ MSN Search (www.msn.com) và có thể lập chỉ mục cho thư điện tử Outlook và Outlook Express.

Copernic Desktop Search: Giống với Google Desktop và MSN Search Toolbar, Copernic cho phép bạn tìm kiếm các tập tin trên máy tính cũng như thư điện của Outlook và Outlook Express. Nhưng công cụ này hỗ trợ nhiều khả năng kiểm soát việc tìm kiếm hơn, ví dụ như cho phép bạn tìm các thư điện tử được gửi từ một tài khoản cụ thể.

Free Download Manager: Nếu phải liên tục tải về các tập tin, thì tiện ích bổ sung cho trình duyệt Internet Explorer này sẽ giúp ích được nhiều cho bạn. Free Download Manager tăng tốc tác vụ tải về tập tin, phục hồi các tải về bị “gãy gánh”, quản lý băng thông sử dụng, lập lịch để tải về cùng lúc nhiều tập tin. Bạn thậm chí có thể sử dụng tiện ích này để tải về một website.

FlashGot: Đối với người dùng Firefox, tiện ích bổ sung này đơn giản hóa việc tải về các tập tin, cho phép bạn tải nhiều tập tin một cách hiệu quả và tích hợp tính năng này vào trình đơn nhấn phải chuột trong Firefox.

Project Gutenberg: Bạn yêu thích đọc sách? Project Gutenberg đã số hóa hơn 17.000 ngàn đầu sách cổ điển trong vòng 3 thập kỷ gần đây. Hãy lên mạng và đọc chúng, hoặc tạo một đĩa CD/DVD miễn phí với đầy các tựa sách mà bạn yêu thích.

Wikipedia: Bất cứ ai cũng có thể đóng góp vào quyển từ điển trực tuyến này, do vậy, hãy sử dụng những thông tin từ đây một cách cẩn trọng. Tuy nhiên, có thể thấy Wikipedia là một kho thông tin tổng quát rộng lớn về hầu như mọi vấn đề. Bạn cũng có thể truy cập từ điển trực tuyến này từ thiết bị PDA với Wapedia (www.en.wapedia.org).

Bartleby: Giống một thư viện tham khảo, Bartlely là “ngôi nhà” của nhiều nguồn tài liệu, bao gồm một từ điển, một bộ bách khoa toàn thư và nhiều sách về thị trường chứng khoán. Bartleby cũng cung cấp khả năng phát âm, một tính năng mà bạn thường phải trả tiền ở những website từ điển khác.

WordWeb: Tiện ích này cung cấp một từ điển thông thường và một từ điển đồng nghĩa có thể làm việc với bất kỳ ứng dụng nào. Bạn chỉ đơn giản đánh dấu một từ và ấn Ctrl-Alt-W (hay nhấn biểu tượng trên thanh taskbar) để biết định nghĩa, từ đồng nghĩa và các thông tin khác.

podAmigo: Tiện ích này làm việc cùng với Podomatic, một dịch vụ web giúp bạn sắp xếp và tải về các bản tin podcast từ Internet. Chỉ cần báo cho tiện ích này những postcast nào mà bạn muốn, và mỗi ngày, podAmigo sẽ tạo các “radio show”. Bạn cũng có thể tùy ý trộn chúng với các lựa chọn từ thư viện nhạc riêng của mình.

Hyperwords: Tiện ích bổ sung cho Firefox này sẽ cung cấp thông tin cho bất kỳ từ nào trên trang web chỉ qua vài thao tác nhấn chuột. Đánh dấu một từ hay một cụm từ, và một trình đơn pop-up (sau khi nhấn phải chuột) sẽ cho phép bạn gửi từ/cụm từ trên đến các website tìm kiếm, wesbite tham khảo (như Wikipedia chẳng hạn) và thậm chí có thể dịch sang những ngôn ngữ khác.

WEBMAIL - ĐA DẠNG VÀ HIỆU QUẢ HƠN

Cách đây vài năm, có rất ít sự khác biệt giữa các dịch vụ thư điện tử trên nền web (hay còn gọi là webmail). Tuy nhiên, đến thời điểm này, mọi thứ đã thay đổi.
Dịch vụ webmail tốt nhất hiện nay, Gmail, hoạt động giống một ứng dụng Windows hơn là một dịch vụ webmail thuần túy. Gmail có khả năng trích xuất và đồng bộ danh bạ liên lạc, và thậm chí cho phép bạn sử dụng một địa chỉ hồi âm khác địa chỉ Gmail mặc định, một tính năng thường không có ở các dịch vụ webmail khác. Ngoài ra, Gmail còn hỗ trợ chuẩn POP3 (cho phép bạn tải thư về bằng một trình email client). Không những vậy, với dung lượng hộp thư được cung cấp lên đến 2,5GB, GMail thật sự là một đối thủ đáng gờm đối với dịch vụ thư điện tử của các ISP.

Yahoo Mail là một dịch vụ webmail “truyền thống”, với giao diện đơn giản và dễ sử dụng, cung cấp dung lượng hộp thư 1GB. Tiện ích đồng bộ dữ liệu của Yahoo cho phép bạn đồng bộ danh bạ liên lạc với Outlook, Outlook Express hay thiết bị Palm. Ngoài ra, dịch vụ thử nghiệm của Yahoo Mail với giao diện được xây dựng dựa trên công nghệ Ajax cũng hứa hẹn cung cấp dạng cửa sổ với 3 khung hiển thị, bao gồm các cửa sổ dùng tab như trình duyệt, trình đọc tin RSS và khả năng tìm kiếm tập tin đính kèm cũng như thư điện tử.

MSN Hotmail chỉ cung cấp hộp thư với dung lượng là 250MB (tại Mỹ) và 25MB cho người dùng tại các khu vực khác. Dịch vụ webmail này của Microsoft trông giống một tiện ích Windows, nhưng nút nhấn nhỏ làm cho giao diện khó thao tác và danh bạ liên lạc giới hạn ở mức 650 địa chỉ. Người “kế vị” Windows Live Mail (hiện đang trong giai đoạn thử nghiệm) được xây dựng trên công nghệ Ajax sẽ có giao diện giống với tiện ích Outlook hay Outlook Express, qua đó sẽ sử dụng thuận tiện hơn.

AIM Mail hỗ trợ hộp thư 2GB và được tích hợp với dịch vụ AOL Instant Messenger. Vì thế, đây là một dịch vụ thích hợp cho những ai “nghiện” chat và cần một tài khoản thư điện tử dung lượng lớn. Tuy nhiên, các banner quảng cáo lớn với hình ảnh động làm cho trang web được hiển thị một cách chậm chạp.

Netscape Webmail dù chỉ cung cấp hộp thư 250MB nhưng lại đi kèm nhiều tính năng, có các nút nhấn lớn và dễ sử dụng. Mặt khác, dịch vụ này thiếu đi khả năng đồng bộ danh bạ liên lạc và không có phần hướng dẫn sử dụng.

CỘNG TÁC VÀ TRUY XUẤT TỪ XA

LogMeIn: Dịch vụ này đơn giản hóa việc kiểm tra máy tính tại nhà từ xa. Chỉ cần máy tính ở nhà kết nối Internet, bạn đăng nhập vào trang web, và dịch vụ truy xuất từ xa sẽ hiển thị máy tính của bạn trên màn hình trình duyệt và bạn có thể kiểm soát máy tính tại nhà của mình từ xa.

GetByMail: Phiên bản LogMeIn miễn phí không cho phép bạn truyền nhận tập tin, do vậy hãy sử dụng tiện ích GetByMail. Một khi đã cài đặt xong tiện ích này, bạn có thể sử dụng tài khoản thư điện tử để gửi và nhận tập tin.

FreeConference.com: Bạn muốn tạo một cuộc hội đàm trong 3 giờ đồng hồ với 100 thành viên tham gia? Hãy nghĩ đến FreeConference. Bạn có thể thiết lập các cuộc đàm thoại thông qua website này và người dùng sẽ tham gia bằng cách gọi điện thoại đến một số mà FreeConference chỉ định.

PBwiki: Tự hỏi mình đã biết gì về wiki. PBwiki rất thích hợp để bạn làm quen với các website được tạo ra bởi sự cộng tác của nhiều người. Bạn có thể tạo một trang web wiki với khả năng bảo vệ bằng mật khẩu chỉ trong vài giây. Phiên bản miễn phí có thông tin quảng cáo và chỉ cung cấp 10MB dung lượng lưu trữ.

iTeamwork: Dịch vụ này giúp nhóm làm việc theo dõi các dự án phức tạp. Sau khi tạo một dự án, bạn có thể bổ sung và phân công các nhiệm vụ, và đánh dấu hoàn tất. iTeamwork giúp bạn biết nhanh những việc gì còn cần làm và ai thực hiện chúng.

WriteBoard: Với nhu cầu chỉnh sửa tài liệu với sự tham gia của nhiều người thì không gì có thể đánh bại được WriteBoard. Dịch vụ này cho phép bạn tạo, chỉnh sửa và chia sẻ tài liệu với những người khác trực tiếp trên trình duyệt của mình. Bạn thậm chí còn có thể so sánh giữa các phiên bản để thấy được sự thay đổi.

Groove Virtual Office: Chương trình này sẽ đơn giản hóa nhu cầu làm việc cộng tác bằng cách cho phép bạn tạo các vùng làm việc chia sẻ, nơi mà bạn và những người dùng khác có thể cùng nhau xử lý tài liệu, thảo luận kế hoạch và nhiều thứ khác. Sau 60 ngày, bản dùng thử sẽ “mất đi” một vài tính năng như đồng bộ tập tin tuy nhiên những tính năng làm việc cộng tác còn lại cũng đủ để bạn khai thác.

Netomat: Dịch vụ mạng mang tính xã hội này cho phép bạn chia sẻ thông qua một máy tính hay điện thoại. Bạn cần tạo ra một “hub” dựa trên nguồn tin RSS hay nội dung riêng của mình; bất cứ khi nào “hub” này nhận được các hình ảnh hay nội dung mới khác, thông tin cập nhật sẽ được gửi đến mọi thành viên trong nhóm thông qua tin nhắn SMS hay ứng dụng Netoma Hub (có thể chạy trên máy tính để bàn hay điện thoại di động tương tích).

NHẬT KÝ TRỰC TUYẾN CHO MỌI NGƯỜI

Blog (nhật ký trực tuyến) đã xuất hiện từ năm 1999. Blog không chỉ đơn thuần là phương tiện để con người bày tỏ những cảm xúc - tình cảm của mình, mà phần lớn chúng thường được sử dụng để phát tán thông tin, thu thập ý kiến cộng đồng và cũng để thảo luận các đề tài qua mạng.

Bạn không phải tốn bất kỳ chi phí nào để tạo cho một trang blog. Hiện nay, có nhiều dịch vụ tạo blog miễn phí và bạn có thể nhanh chóng bắt đầu với thời gian thực hiện chưa đến 10 phút.

Một trong số các dịch vụ được nhiều người sử dụng nhất là Blogger. Công cụ tạo blog miễn phí đầu tiên này dễ sử dụng và hỗ trợ đầy đủ các tính năng cần thiết. Nếu có một máy chủ web, bạn có thể sử dụng Blogger để xuất bản Weblog thông qua dịch vụ FTP.

Tuy nhiên, nhiều người dùng vẫn thích cách thức dễ dàng là lưu blog trên Blogspot. Chỉ với khoảng 5 phút, bạn có thể tạo một blog, lựa chọn kiểu thiết kế và bắt đầu cập nhật thông tin. Việc chép hình lên blog có thể thực hiện một cách đơn giản và dịch vụ này cung cấp 300MB dung lượng lưu trữ.

Blogger đặc biệt thân thiện với người dùng di động. Khi không thể sử dụng máy tính, chỉ cần gửi hình ảnh hay văn bản từ điện thoại di động đến một địa chỉ SMS đặc biệt, và Blogger sẽ tự động cập nhật chúng lên trang blob của bạn. Thậm chí, dịch vụ Audioblogger còn cung cấp tính năng tạo blog có âm thanh (voice blogging): gọi đến một số điện thoại đặc biệt được cung cấp, nhập mã số và nói vào những gì mà bạn cần. Blogger sẽ chuyển đổi giọng nói (tối đa 5 phút) sang tập tin âm thanh và chép tập tin này lên blog để mọi người có thể nghe được.

Một dịch vụ “xuất sắc” khác có thể kể đến là WordPress.com, một dịch vụ lưu trữ với công cụ tạo blog mã nguồn mở WordPress. Mặc dù dịch vụ này không hỗ trợ tạo blog từ xa, nhưng nó có giao diện đơn giản và thuận tiện, qua đó giúp việc tạo và chỉnh sửa dễ dàng. WordPress cung cấp 25MB dung lượng lưu trữ hình ảnh. Ngoài ra, website này còn cung cấp các mẫu (template) được định dạng sẵn hấp dẫn; nhưng không giống Blogger, WordPress.com không cho phép bạn chỉnh sửa mã trong các template này.

Trong khi đó, 3 dịch vụ tạo blog như LiveJournal, MySpace và Xanga Classic phù hợp hơn với người dùng phổ thông hơn. Nhắm đến đối tượng người dùng trẻ tuổi, 3 dịch vụ này cung cấp những tính năng như dễ tạo danh sách bạn bè và xem những thông tin mà họ cập nhật. LiveJournal có nhiều tùy chọn có khả năng thay đổi và không kèm thông tin quảng cáo. Ngược lại, MySpace “đầy rẫy” thông tin quảng cáo nhưng lại cho phép bạn lưu trữ không hạn chế hình ảnh kích thước nhỏ và việc chép phim và hình có thể được thực hiện dễ dàng. Cuối cùng, Xanga Classic cung cấp nhiều mẫu trang blog nhưng cũng đi kèm nhiều thông tin quảng cáo. Xanga hỗ trợ 200MB dung lượng để lưu hình ảnh.

TRỢ THỦ CHO CÔNG VIỆC

Firefox: Đây chính là lúc bạn cần chuyển sang sử dụng Firefox, một trình duyệt web mã nguồn mở thông dụng nhất hiện nay nhờ vào khả năng làm việc nhanh hơn, an toàn hơn và linh hoạt hơn.

OpenOffice.org: Dù rằng cung cấp cho bạn đầy đủ các tiện ích xử lý văn bản, bảng tính và cơ sở dữ liệu tương thích với Microsoft Office nhưng OpenOffice.org lại hoàn toàn miễn phí. Bộ ứng dụng mạnh mẽ (và hoàn toàn tương tích với các tài liệu Office) này sẽ làm cho bạn không muốn bỏ tiền ra để trang bị bất cứ một bộ phần mềm văn phòng nào khác.

ThinkFree Online Beta: Phần mềm văn phòng chạy trên trình duyệt này cho phép bạn chỉnh sửa các tài liệu, bảng tính và tập tin thuyết trình tương thích với Microsoft Office. Phần mềm này dù khởi động chậm nhưng có khả năng xử lý công việc rất hiệu quả.

AbiWord: Nếu tất cả những gì bạn cần chỉ là một trình xử lý văn bản, hãy dùng thử AbiWord. Đây là tiện ích xử lý văn bản nhỏ gọn nhưng đầy đủ tính năng cần thiết, tương tích với các tài liệu Microsoft Word. Ngoài ra, AbiWord cũng có giao diện tương tự Microsoft Word.

Pegasus Mail: Là một tiện ích gửi nhận thư điện tử được yêu thích từ lâu, Pegasus còn chút ít khó khăn để sử dụng do có quá nhiều tùy chọn và giao diện không thuận tiện. Tuy nhiên, tiện ích này cung cấp nhiều khả năng kiểm soát thư điện tử, bao gồm tính năng ghép thư lại với nhau (merge) và nhiều tùy chọn lọc thư rác đa dạng hơn các tiện ích gửi nhận thư điện tử miễn phí khác cung cấp.

Thunderbird: Bạn có thể không quan tâm đến giao diện đơn giản của Thunderbird nhưng khả năng bảo mật chặt chẽ và độ ổn định cao giúp tiện ích này luôn là lựa chọn hàng đầu để quản lý thư điện tử trên máy tính.

Steganos LockNote: Bạn không muốn tập tin văn bản của mình bị người khác “dòm ngó”, hãy sử dụng LockNote. Đây là một tiện ích tương tự như Notepad của Windows nhưng có thêm tính năng mã hóa thông tin. Bạn thiết lập mật khẩu, và một khi bạn đóng lại tập tin này, không ai có thể xem được văn bản (được lưu trong tập tin thực thi) nếu không nhập vào mật khẩu truy xuất mà bạn đã thiết lập trước đó.

Alleycode: Đây là một tiện ích soạn thảo HTML đơn giản dành cho những ai đã quen thuộc với việc mã lệnh nhưng cần sự hỗ trợ để tạo các CSS (Cascading Style Sheet). Alleycode không phải là công cụ dành cho những “tay mơ”, nhưng sẽ là rất hiệu quả nếu bạn đã biết qua lập trình web và cần thực hiện nhanh.

Nvu: Nếu bạn không hiểu biết nhiều về HTML thì Nvu có thể giúp bạn dễ dàng hơn với công việc này. Nvu, một tiện ích chỉnh sửa trang web phức tạp nhưng không đòi hỏi bất kỳ một sự hiểu biết nào về các thẻ tag. Những gì bạn thấy trong Nvu sẽ gần giống với nội dung được hiển thị trên trình duyệt.

SeaMonkey: Các tiện ích gửi nhận thư điện tử và trình duyệt của Mozilla.org đã tìm được cuộc sống mới trong bộ công cụ Internet này, đi kèm một tiện ích chat và cho phép bạn đồng bộ danh bạ liên lạc với thiết bị Palm.

LIÊN LẠC VÀ TRAO ĐỔI THÔNG TIN

Trillian Basic: Nếu đang sử dụng các dịch vụ nhắn tin của AIM, ICQ, IRC, MSN Messenger hay Yahoo Messenger, bạn hãy “xếp xó” các tiện ích này và thay tất cả bằng một tiện ích duy nhất, Trillian Basic. Chương trình có giao diện sáng sửa và không có quảng cáo.

eFax: eFax đem lại một cải tiến lớn đối với chiếc máy fax, bằng cách chuyển một cách hoàn hảo các bản fax nhận được qua thư điện tử. Bạn có thể gửi và nhận các bản fax miễn phí, xem và in chúng thông qua phần mềm eFax Messenger của dịch vụ này.

QNext: Dịch vụ gửi nhận tin nhắn đa năng bao gồm tính năng chia sẻ nhạc và hình ảnh mạnh mẽ. Mạng nhắn tin IM của QNext hỗ trợ cả MSN, AIM, Yahoo và ICQ. QNext sử dụng chế độ mã hóa 192-bit cho tất cả trao đổi dữ liệu dạng ngang hàng (P2P). Ngoài ra, phiên bản miễn phí này còn hỗ trợ tính năng hội đàm kèm hình ảnh (video conference) với 4 người và hội đàm cùng lúc 8 người (không có hình ảnh).

SightSpeed: Để thực hiện các cuộc gọi kèm hình ảnh video, khó có đối thủ nào đánh bại được SightSpeed. Tiện ích dễ cài đặt, âm thanh và hình ảnh được đồng bộ gần như cùng lúc, cung cấp những khả năng kiểm soát cuộc gọi. Phiên bản miễn phí này cho phép thực hiện không hạn chế những cuộc gọi kèm hình ảnh video giữa 2 tài khoản.

Skype: Người dùng thích “tán gẫu” qua điện thoại ắt hẳn sẽ thích thú với Skype. Dịch vụ này cho phép thực hiện các cuộc gọi giữa các máy tính (PC-to-PC) miễn phí, kèm theo tính năng tán gẫu (chat) và truyền nhận tập tin. Ngoài ra, phiên bản mới nhất của Skype hỗ trợ hội đàm hay tán gẫu có kèm hình ảnh video tuy nhiên tính năng gọi từ Skype đến một số điện thoại cố định đòi hỏi bạn phải trả phí dịch vụ.

Festoon Beta: Tiện ích bổ sung (add-on) cho Skype và Google Talk cho phép người dùng hai dịch vụ này có thể gọi cho nhau. Festoon cung cấp tính năng tán gẫu có kèm hình ảnh (video chat) cho Google Talk. Tiện ích này còn cung cấp một vài hiệu ứng ảo cho các cuộc gọi kèm hình ảnh video, ví dụ như đặt khuôn mặt lên một bông hoa.

LỊCH VÀ SẮP SẾP

Yahoo Calendar: Nếu bạn không phản đối việc thỉnh thoảng xuất hiện quảng cáo cạnh lịch làm việc thì Yahoo Calendar là dịch vụ trực tuyến sáng giá nhất hiện nay. Mục Time Guides cho phép bạn dễ dàng chèn vào các ngày nghỉ, thông tin thời tiết và các sự kiện từ Yahoo Groups vào lịch làm việc; phần mềm có khả năng đồng bộ lịch làm việc với Outlook, Outlook Express và thiết bị PDA Palm.

Ta-Da List: Dịch vụ quản lý danh sách các việc cần làm này dễ sử dụng, cho phép bạn tạo danh sách công việc, ghi chú các việc cần làm và đánh dấu chúng khi đã hoàn thành trực tiếp từ trình duyệt.

Palm Desktop: Được thiết kế để đồng bộ dữ liệu với thiết bị PDA của hãng Palm, PDA Desktop hoạt động đặc biệt hiệu quả với lịch làm việc và danh bạ liên lạc của Windows. Thậm chí nếu không sở hữu một chiếc PDA, thì bạn vẫn thích sử dụng tính năng sắp xếp của tiện ích này.

Yahoo Widgets: Từng được biết trước đây với tên gọi Konfabulator, tiện ích này đặt các “widget” lên màn hình nền của Windows (hay còn gọi là desktop) để hiển thị thông tin thời tiết, chứng khoán và hình ảnh. Ngoài ra, các widget này còn có thể cung cấp các dịch vụ khác như thực hiện truy vấn tìm kiếm hay ghi lại chú thích.

Del.icio.us: Bạn quên mang theo danh sách các website thường truy xuất (bookmark) khi đi công tác hay chỉ đơn giản là muốn chia sẻ chúng với bạn bè. Del.icio.us giúp bạn “theo dấu” các trang web yêu thích dễ dàng hơn và từ bất cứ máy tính nào có nối mạng Internet. Khi đưa một địa chỉ web lên website này, bạn cần bổ sung từ khóa. Từ đây trở đi, bạn có thể tìm kiếm những địa chỉ mà bạn hay người dùng khác đã đánh dấu với các từ khóa đó; qua đó làm cho website này trở thành một công cụ tìm kiếm hữu ích.

EssentialPIM Free: Tiện ích EssentialPIM kết hợp các tính năng như lịch làm việc, quản lý danh bạ liên lạc và ghi chú vào một giao diện duy nhất. Mục EPIM Today hiển thị nhanh ngày làm việc hiện tại, công cụ chép và trích xuất cho phép bạn chia sẻ thông tin với các trình quản lý lịch khác.

SyncNotes: Đây là tiện ích tạo ghi chú chạy trên máy tính và cung cấp một tài khoản trực tuyến, qua đó bạn có thể sử dụng để xem và chỉnh sửa các ghi chú từ bất kỳ trình duyệt web hay wap nào.

FreeMind: Các nhà tâm lý học cho rằng biện pháp hiệu quả để tạo ghi chú là đặt chúng lên “bản vẽ ý tưởng”, một cấu trúc cây “tự do” trình bày cách thức bạn thực hiện công việc. FreeMind có nhiệm vụ như một người phác thảo kế hoạch, thay vì làm việc với các tiêu đề và đầu đề phụ, bạn tạo các nút và nút con được bắt đầu từ một điểm trung tâm. Mỗi nút có thể chứa văn bản, hình ảnh, biểu tượng đặc biệt hoặc các định dạng màu sắc.

Furl: Giống với Del.icio.us, Furl cho phép bạn lưu địa chỉ các website yêu thích vào một tài khoản trực tuyến và có thể truy xuất chúng từ bất kỳ máy tính nào. Hơn thế nữa, Furl cho phép bạn lưu cả nội dung một trang web. Vì thế nếu chẳng may website này gặp phải sự cố thì bạn vẫn còn một bản sao lưu.

Nguồn : PC World VN