Nâng cao vị trí trang web của bạn trên các công cụ tìm kiếm

Tối ưu hóa trang web của bạn nhằm tăng tỷ lệ được hiển thị trên kết quả tìm kiếm của các công cụ tìm kiếm.

Có lẽ việc cố gắng tìm kiếm trang web của bạn bằng một công cụ tìm kiếm hay danh mục cũng giống như cố gắng mò kim đáy bể. Tuy nhiên, bạn có thể ảnh hưởng lên xếp hạng của mình trong công cụ tìm kiếm bằng nhiều cách. Khía cạnh cơ bản nhất là cấu trúc trang web phù hợp—tức là tiêu đề của trang, mô tả trang web cũng như từ khóa và nội dung chính metatag.

Trước khi sắp xếp HTML (Ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản) của trang, hãy làm công tác chuẩn bị, dự tính các từ khóa mà trang web nên liên kết. Trên một bảng, hãy lập một danh sách 10 từ khóa ban đầu, mang tính chiến

lược đối với trang web của bạn. Hãy xếp thứ tự theo mức độ quan trọng của chúng. Trên một dòng khác, hãy lập danh sách các biến thể của những từ khóa ban đầu đó.

Ví dụ, một trong những từ khóa ban đầu của bạn là “seo việt nam”. Biến thể có thể là “tối ưu hóa công cụ tìm kiếm” hay “tiếp thị trực tuyến”. Hãy tiếp tục tìm các biến thể cho đến khi bạn cảm thấy đã hoàn tất danh sách cho từ khóa đó. Khi đã lập được các từ khóa, hãy chọn ba hay bốn từ hàng đầu và đặt tiêu đề trang theo đó. Tiêu đề trang là bộ phận của trang web sẽ xuất hiện trên dòng tiêu đề cao nhất của chương trình duyệt web. Hãy giới hạn tiêu đề vào khoảng 60 đến 70 chữ cái. Nếu nhiều hơn, tiêu đề sẽ bị cắt mất phần đuôi khi công cụ tìm kiếm liệt kê.. Tiêu đề nên giàu tính mô tả và tập trung vào các khía cạnh kinh doanh chính như các từ khóa đã phản ánh.

Chẳng hạn, tiêu đề của eBrandium.com là “eBrandium.com: SEO Việt Nam, Tiếp thị trực tuyến, Thiết kế website”. Cùng nằm trong tiêu đề đó là 4 từ khóa khác nhau: "ebrand", "SEO Việt Nam", "tiếp thị trực tuyến", "thiết kế website". Cuối cùng, đừng sao lãng Tên miền cao nhất (TLD) của bạn.. Nếu tên miền đó mang tính chiến lược và cốt yếu đối với doanh nghiệp của bạn đúng như những tín chất mà một TLD cần có, nó cũng có thể là một tham khảo từ khóa quan trọng cho tiêu đề.

Khi đã lập tiêu đề, việc tiếp theo là viết mô tả. Mô tả trang web sẽ được đặt trong cái được gọi là mô tả metatag, được đặt ở khu vực “ĐẦU” của HTML. Mô tả trang web có thể theo phương thức giảng giải, không nhiều hơn 30 từ, và nên chứa càng nhiều từ khóa trong số 10 từ khóa hàng đầu càng tốt.

Khi mô tả đã được hoàn tất, hãy bắt đầu với những từ khóa metatag. Cũng giống như mô tả metatag, các từ khóa metatag được đặt ở “ĐẦU” HTML. Hãy đặt tất cả những từ khóa ban đầu và biến thể vào metatag từ khóa.

Phân tách mỗi từ bằng dấu phẩy. Điều này sẽ giúp tạo nên những cụm từ khóa quan trọng.

Thành tố cuối cùng trong việc tối ưu hóa trang web là nội dung chính. Nội dung chính tác động rất lớn đến việc xác định vị trí của doanh nghiệp. Nếu định hướng trang web của bạn có thể thống nhất với từ khóa của nó, nó sẽ củng cố thêm các từ khóa ấy khi được công cụ tìm kiếm liệt kê. Các đầu đề, phụ đề, đường dẫn và văn bản thường cũng sẽ tác động lên các công cụ tìm kiếm. Hãy cố gắng thống nhất những thành phần này với những từ khóa ban đầu của bạn.

Cuối cùng, đừng quên "alt text." Đó là vùng văn bản có thể liên kết với một hình ảnh. Một số trang web sử dụng hình ảnh làm hỗ trợ định hướng chính cho mình. Hãy chắc chắn rằng những hình ảnh ấy có liên kết với alt text.

Alt text chính là thông số được liên kết với lệnh “img src” của HTML.

Khi trang web của bạn đã được tối ưu hóa, hãy bắt đầu gửi đến các trang tìm kiếm. Nếu bạn đã xây dựng trang web đúng cách, bạn sẽ thấy những cải thiện đáng kể về lưu lượng truy cập.

Logo Google mùa Olympics

Nếu các bạn để ý thì sẽ thấy dạo gần đây Google.com thường xuyên thay đổi logo của website theo từng môn thể thao có trong Thế vận hội Olympics 2008. Sau đây là một vài logo Egg thu tập được:










Ssee more at MrEgg's Photos

Sử dụng Web 2.0 để PR cho nhãn hiệu

Ngày nay, cùng với sự phát triển của các miền truyền thông đại chúng như MySpace, Live Journal, và Flickr, việc tham gia bàn luận, chia sẻ và trao đổi thông tin đã trở nên phổ biến và tiện lợi. Điều đáng nói hơn là theo kết quả thống kê mới nhất của comScore thì hơn một nửa số người truy cập vào các website thuộc hệ thống mạng cộng đồng là những đối tượng có độ tuổi trên 35.

Xét trên phương diện PR (quan hệ cộng đồng), các phương tiện truyền thông đại chúng trên hệ thống web 2.0 đã thực sự trở thành một công cụ kinh doanh đắc lực hỗ trợ những phương thức sáng tạo và đầy tiềm năng cho việc điều hành doanh nghiệp, cũng như liên lạc với khách hàng.

PR 2.0 dễ dàng khuyến khích khách hàng phát biểu ý kiến và nhận định của riêng mình để từ đó giới kinh doanh có thêm cái nhìn sâu sắc hơn về những gì người tiêu dùng đang nghĩ tới. Hiển nhiên, đó cũng là một phương pháp PR ít tốn kém nhất so với những hình thức quảng cáo truyền thống và các cuộc quảng bá tiếp thị. Đây là những yếu tố phác họa nên hình ảnh của PR 2.0.


Blog

Không chỉ đơn thuần giải trí, blog còn được xem như một nguồn tin chính xác để nắm bắt những xu hướng mới trong công nghệ và nhiều đề tài nóng bỏng được mọi người quan tâm. Rất chính xác và chủ quan, thế giới blog chứa đựng cách nhìn cụ thể nhất với những phản hồi tức thời từ nhiều nhóm cộng đồng chuyên đề trên mạng. Nếu bạn là chủ của một doanh nghiệp nhỏ, blog sẽ cung cấp cho bạn một thời cơ kinh doanh thực sự.

Cơ chế hoạt động tương tác của blog tạo nên một cơ hội tuyệt vời để bạn đại chúng hóa thông điệp của công ty đến với một số lượng lớn khách hàng, không ít trong số đó là các đối tượng ở cách xa bạn hàng trăm cây số. Đôi lúc, với chỉ một lời bình luận (comment) được đăng tải trên blog cũng ít nhiều giúp bạn có thêm ý tưởng cho sản phẩm và dịch vụ của mình, nhưng quan trọng hơn là một khi sản phẩm của bạn đã được tiếp thị đến đúng đối tượng thì tốc độ lan tỏa trên mạng của nó sẽ trở nên nhanh chóng vô cùng.

Bạn cũng có thể tự tay tạo nên blog cho riêng mình, không chỉ để trình bày những sản phẩm hay dịch vụ mà còn là cách biểu lộ những ưu điểm nằm trong triết lý kinh doanh của mình. Tuy nhiên, cần phải phân định được đâu là mặt tốt và đâu là mặt trái từ blog trước khi tiến hành công việc.

Trong khi blog có thể mang đến ích lợi cho việc nâng cao hình ảnh, tạo nên tiếng tăm và mở ra một không gian đối thoại hai chiều với khách hàng, việc tốn kém thời gian và trí lực là điều hiển nhiên. Mặt khác, như một bước đột phá vào thế giới truyền thông trực tuyến, những lời chỉ trích luôn là điều mà blogger phải sẵn sàng chấp nhận. Hãy suy tính kỹ trước khi đặt tay vào bàn phím vì một khi những dòng bình luận đã được đăng tải thì chẳng còn cách nào quay trở lại.


Video trực tuyến

Ngày nay, website video trực tuyến đã được xem là một trong những lĩnh vực phát triển nhanh nhất trên thế giới truyền thông. Những website như YouTube hàng ngày thu hút hàng ngàn lượt khách truy cập. Đối với chiêu thức tiếp thị của những doanh nghiệp cỡ nhỏ, video online quả là một lời gợi ý đặc biệt hấp dẫn, bởi lẽ việc tạo nên và phân phát những nội dung quảng cáo bằng hình thức này ít tốn kém hơn nhiều so với những phương tiện quảng bá truyền thống.

Để tối đa hóa chiến dịch quảng cáo, một khi các video đã được kích hoạt trên các website như YouTube, bạn nên gửi cho tất cả những đối tượng khách hàng một email kèm theo đường link kết nối đến đoạn video đó.

Một cách khác để trình nội dung đến với các website chia sẻ video là gián tiếp thông qua các siêu phương tiện truyền thông. Như những cách thức marketing khác, chìa khóa thành công vẫn là nhận biết được “gu” của người xem, chẳng hạn đối tượng hay xem YouTube thường hướng đến những đoạn clip mới lạ, cuốn hút và hài hước. Bên cạnh đó, nếu muốn một đoạn quảng cáo đủ sức tạo nên những ảnh hưởng to lớn cho người xem, bạn phải chắc rằng nó thật sự có tính thuyết phục cả về tính sáng tạo và độ hấp dẫn.


Siêu phương tiện truyền thông

Thực chất đây là một ấn bản thông tin dạng text được kết hợp với các yếu tố đa truyền thông khác như hình ảnh, video clip, đường link đến các blog, các tag số hóa, đường dẫn RSS và các công cụ tìm kiếm. Hình thức quảng bá thông qua các dụng cụ truyền thông tân tiến này thường tỏ ra có ích trong việc giúp các công ty trực tiếp với tới thị trường.

Mặt khác, mức độ tương tác từ phương pháp này đặc biệt có lợi đối với các blogger, bởi lẽ hình thức format của các ấn bản tin tức đa truyền thông luôn khuyến khích người đọc để lại ý kiến phản hồi cho tác giả trang web hay blog. Đó rõ ràng là một cơ hội tuyệt vời để thu thập những thông tin xác đáng nhất.

Trong khi việc kết hợp giữa PR và các bản tin điện tử sẽ phải tốn đến vài năm để đạt đến sự hoàn hảo, thì ngay bây giờ, những công ty nhỏ, đặc biệt là các cơ sở hoạt động trong ngành công nghiệp đã có thể tận dụng phương thức này để hướng đến cộng đồng dân blog. Có một lời khuyên là một chút khác lạ, bắt mắt trong mẫu thiết kế sẽ tăng được nhiều sự chú ý vào điều bạn muốn mọi người hướng đến.


Đính nhãn và chia sẻ thông tin

Cách duy nhất để nâng cao sự quan tâm của mọi người đối với mục tin đăng tải lên net chính là sử dụng dịch vụ trực tuyến, bao gồm nhiều nút bấm chức năng có vai trò đính những mẩu tin của bạn vào những website khác như Digg và Del.icio.us.

Digg là một website làm nhiệm vụ phân hạng và liệt kê những bài báo trực tuyến được ưa chuộng nhất có nguồn từ các blog, các website báo chí hoặc từ website của các công ty. Bạn có thể sử dụng Digg như một công cụ theo dõi mức độ phổ biến của các bài báo đăng về công việc làm ăn của mình, cũng như biết thêm về phản hồi của người xem đối với từng mẩu tin.

Del.icio.us là một công cụ hỗ trợ khá đắc lực trong công việc đính nhãn và tìm kiếm những miền hấp dẫn nhất trên hệ thống website. Những đường truyền của Dei.icio.us có thể kết hợp việc đăng tải các mẩu tin quảng cáo lên mạng, giúp người xem dễ dàng sao chép lại cũng như chia sẻ những website họ yêu thích.


Những miền hoạt động mạng cộng đồng

Trong khi những miền như MySpace được xem là chỗ đến thường xuyên của những người đam mê âm nhạc thì LinkedIn được xem là miền hoạt động mạng cộng đồng danh tiếng nhất dành cho giới doanh nhân. Người sử dụng sẽ phải nêu rõ lai lịch bản thân và công việc làm ăn của mình, sau đó có thể kết nối với những cá nhân khác thuộc cùng lĩnh vực kinh doanh.

Dẫu công nghệ phát triển là thế, nhưng vẫn còn tồn tại không ít những trở ngại liên quan đến các phương tiện truyền thông đại chúng. Một khả năng tương tác nhất quán và ổn định trên thị trường trực tuyến luôn đòi hỏi thời gian, nguồn lực và đó cũng chính là thử thách to lớn nhất đối với chủ các doanh nghiệp nhỏ. Tuy nhiên, bằng cách theo đuổi làn sóng phát triển cũng như thử nghiệm các hình thức PR vô cùng đa dạng mà web 2.0 mang đến, những doanh nhân năng động đã tìm ra một cơ hội tuyệt vời để tiếp cận khách hàng và giới truyền thông.

Mạng xã hội Việt Nam

Ra đời giữa lúc các mạng xã hội nước ngoài đang chiếm lĩnh thị phần, các mạng xã hội Việt Nam (MXHVN) phải tạo dựng cho mình một hướng đi, một phong cách riêng nếu muốn thu hút ngày càng nhiều thành viên...


Năm 2007 - năm của mạng xã hội Việt Nam

Tính đến nay, trên thế giới đã có khoảng trên 200 địa chỉ MXH, trong đó có những cái tên rất nổi tiếng như Myspace, FaceBook… thu hút một số lượng lớn người tham gia. Tại Việt Nam, năm 2007 được xem là bùng nổ MXH với sự ra đời của hàng loạt cái tên như Yobanbe, Cyworld, Clipvn.... đáp ứng nhu cầu giải trí, kết bạn, giao lưu của các cư dân mạng.

Tuy nhiên. theo nhận xét của nhiều người, các MXHVN chưa thực sự tạo ra cho mình bản sắc riêng mà vẫn mang nét hao hao với các MXH nổi tiếng của nước ngoài, dễ gây nhàm chán cho người dùng. Khi mới ra đời, các MXHVN cũng lôi cuốn được nhiều bạn trẻ nhưng dần về sau số lượng giảm hẳn. Bạn Đỗ Quang Túc thành viên của khá nhiều MXH nhận xét: "Bên cạnh những MXH đã tạo được đặc trưng riêng biệt như Cyworld, Yobanbe, Cyvee... hầu hết các MXH Việt khác đều na ná, sao chép hoặc "clone" lại những MXH nổi tiếng như Facebook, Myspacel Imeem. Thiếu sáng tạo, quy mô hoạt động khá nhỏ hẹp (hầu hết chỉ có vài chục ngàn thành viên, ngoại trừ Cyworld khoảng 200.000, Yobanbe khoảng 150.000 thành viên), thiếu sự đầu tư nghiêm túc và lâu dài các MXHVN khó có thể cạnh tranh với những sản phẩm MXH từ những tập đoàn trực tuyến lớn như Yahoo!, Microsoft...".


Thế mạnh của mạng xã hội Việt Nam

Tuy nhiên, các MXHVN cũng có những lợi thế riêng. Ngoài giao diện được Việt hóa toàn bộ, dễ sử dụng, MXHVN thường nhắm tới những khách hàng nhất định, chẳng hạn Cyworld dành cho giới teen yêu thích chia sẻ ảnh và video, Yobanbe dành cho đối tượng quan tâm đến blog, YeuAmnhac 20 nhắm đến chia sẻ nhạc hoặc Cyvee hướng đến đối tượng chuyên gia và giới kinh doanh…

Điểm đặc biệt nhất của MXHVN là hoạt động offline được tổ chức khá đa dạng, sôi nổi và mang nhiều ý nghĩa từ hoạt động gặp gỡ giao lưu kết bạn cho đến những hoạt động xã hội, dù đa phần chỉ mới ở quy mô nhỏ và chỉ diễn ra giữa các thành viên nội mạng. Điển hình như câu lạc bộ Tìm một nửa thất lạc của mạng Cyvee với các buổi đi dã ngoại. henantrua.vn với các cuộc hẹn ăn trưa hoặc hẹn tốc độ giúp thành viên tìm một nửa của mình, mạng Vietspace với các hoạt động hướng đạo sinh... Anh Vòng Thanh Cường, phụ trách mạng Yobanbe cho biết: "Là một nhà cung cấp trong nước, Yobanbe không chỉ đơn thuần cung cấp một hạ tầng dịch vụ ảo mà còn có đội ngũ thường xuyên hỗ trợ tổ chức các buổi gặp mặt offlline để gắn kết các thành viên trong thế giới thực".

Đa dạng hóa dịch vụ cũng là điều mà các MXHVN đang nỗ lực thực hiện. Yobanbe có dịch vụ "chuyển nhà" từ Yahoo! 360 giúp khách hàng có thể "di chuyển" tất cả tài sản trong ngôi nhà trục tuyến của mình tới địa chỉ mới.


Vì một mạng xã hội Việt Nam an toàn

Bên cạnh những ảnh hưởng tích cực việc tham gia MXH ảo cũng ẩn chứa nhiều rủi ro. Về mặt kỹ thuật các nhà cung cấp dịch vụ MXH hoàn toàn có thể quản lý được nội dung trong mạng và thông tin cá nhân của người dùng.

Vấn đề là mỗi nhà cung cấp thực hiện ở mức độ ra sao chính sách quyền riêng tư và điều khoản thỏa thuận sử dụng dịch vụ đối với thành viên được quy định như thế nào", bạn Đỗ Quang Tú cho biết.

Mạng Cyworld đã thiết lập một đội ngũ an ninh mạng 24/24 chuyên kiểm soát nội dung mà các thành viên đưa lên website. Bất kỳ thành viên nào khi bắt gặp nội dung xấu đều có thể thông báo ngay lập tức với đội ngũ an ninh mạng này. Cyvee cũng có hỗ trợ những chức năng nhằm hạn chế tiết lộ thông tin cá nhân của thành viên ra bên ngoài. Yobanbe thì triển khai giao thức bảo mật HTTPS (Bypertext Transfer Protocol over Secure Socket Layer) nhằm tăng cường bảo mật tối đa cho người sử dụng khi truyền đạt thông tin qua mạng.

Sự ra đời và phát triển của các MXH là điều tất yếu khi số lượng người dùng Intemet ngày càng gia tăng và đòi hỏi những dịch vụ tiện ích do Intemet mang lại. Tuy nhiên, để có thể cạnh tranh, các MXHVN phải tự tạo được hướng đi của riêng mình, phát triển những dịch vụ bổ sung trong một MXH để duy trì người sử dụng, gìn giữ các mối liên kết với các thành viên cũ và thu hút thành viên mới, gia tăng giá trị đóng góp nội dung của thành viên trong MXH. Trên hết, người dùng phải hết sức cẩn thận khi tham gia giao lưu kết bạn trên các MXH vì kẻ xấu có thể lợi dụng các MXH để phục vụ cho ý đồ xấu, gây ra những hậu quả không lường trước được.