Alexa bỏ Toolbar xếp hạng website

Alexa vừa nâng cấp và cải tổ toàn diện hệ thống xếp hạng website đã hơn 10 năm tuối của hãng. Thay đối đáng chú ý nhất là từ nay Alexa sẽ không còn dựa chủ yếu vào dữ liệu thu thập từ thanh công cụ Alexa Toolbar để đánh giá xếp hạng website nữa.

Thay vào đó giờ đây Alex sẽ tổng hợp thông tin từ nhiều nguồn khác nhau nhằm đánh giá chính xác nhất về số liệu truy cập và xếp hạng của từng trang web.

Thay đổi của Alexa có giúp đánh giá tốt hơn về website Việt?

Có thể thấy việc Alexa tiến hành cải tổ là một hệ quả tất yếu cho những phàn nàn về độ chính xác của bảng xếp hạng website của hãng này. Dữ liệu hiện đang hiển thị trên Alexa là dữ liệu về các website trong vòng 9 tháng gần đây. Các dữ liệu này cũng sẽ được sử dụng để tính toán xếp hạng website theo cơ chế mới.

“Sở thích và thói quen duyệt web giữa người dùng Alexa Toolbar và người không dùng thanh công cụ là hoàn toàn khác biệt. Nhưng khi xếp hạng website, Alexa lại không tính đến sự khác biệt đó. Chính vì thế mà chúng tôi đã phải nỗ lực để xây dựng một hệ thống xếp hạng mới với mục tiêu phản ảnh tốt hơn sở thích và thói quen của tất cả người dùng Internet.”

Một nguyên nhân khác khiến Alexa phải thay đổi chính là sự xuất hiện của một số “đối thủ cạnh tranh” như Compete hay Quantcast. Cả hai hãng này đều đánh giá xếp hạng website dựa vào nhiều nguồn dữ liệu khác nhau nên có độ chính xác hơn hẳn Alexa.

Giới phân tích cho rằng đã qua rồi cái thời Alexa đứng ở vị trí thống trị như trong giai đoạn cuối thập kỷ 90, bởi khi đó Alexa là dịch vụ xếp hạng website duy nhất. Ngoài Alexa ra nếu người dùng muốn có những dữ liệu tương tự họ sẽ phải bỏ tiền ra mua từ các hãng như Nielsen, comScore hay HitWise.

Giới phân tích đánh giá lẽ ra Alexa phải thực hiện những thay đổi trên từ lâu rồi chứ không nên đợi đến bây giờ. Song dù muộn màng nhưng nó vẫn là một sự thay đổi cần thiết.

Website Việt sẽ mất vị trí cao trên Alexa?

Có thể thấy có rất nhiều website Việt xếp ở những vị trí chót vót trên bảng xếp hạng website có số lượng người truy cập nhiều nhất thế giới của Alexa. Không ít các chuyên gia đã ngạc nhiên khi thấy số lượng người dùng Internet biết tiếng Việt không thể cao hơn số người biết tiếng Anh mà không ít website Việt còn đứng ở vị trí cao hơn nhiều website tiếng Anh nổi tiếng trên thế giới.

Lời giải thích duy nhất cho điều này là những dịch vụ “lừa gạt” nhằm giúp website tăng thứ hạng cao chỉ trong một thời gian ngắn. Bởi ở Việt Nam, việc sử dụng xếp hạng trên Alexa để quảng cáo đánh bóng website từ lâu đã trở thành “một thói quen”. Alexa đã trở thành một công cụ để website Việt minh chứng mức độ phổ biến của mình.

Như vậy, việc Alexa thay đổi cơ chế xếp hạng có thể sẽ là “một thảm họa” đối với website Việt. Nhưng nó cũng là cơ hội giúp cho người dùng chúng ta có được một đánh giá tốt hơn về website Việt và có cơ sở để không còn tin vào xếp hạng trước đây của Alexa nữa.

Nguồn : TuoiTre Online

5 add-on hay cho Firefox

1. Với WebSlices in Firefox, bạn có thể xem những tin tức mới nhất (RSS) từ các website mà không nhất thiết phải truy cập vào website đó. Chức năng của add-on này tương tự như WebSlices trong IE8 Beta.

Khi truy cập vào một trang hỗ trợ RSS, bạn sẽ nhìn thấy một biểu tượng màu xanh, nhấp phải chuột và chọn Subscribe to a webchunk. Lúc này, tiết mục đang xem sẽ được đưa vào thanh công cụ của WebSlices và bạn nhấp vào đó để xem nhanh các thông tin chi tiết.

WebSlices 0.01 tương thích với Firefox 3.0a1 - 3.0b5pre, cài đặt ở địa chỉ http://tinyurl.com/2ekynr.

2. Activities in Firefox

Microsoft đã tích hợp vào IE8 Beta một chức năng mới thật sự hữu ích cho những người sử dụng web 2.0, đó là Activities. Đáp trả lại Microsoft, cộng đồng những người sử dụng Firefox đã cho ra đời một add-on có chức năng tương tự mang tên Activities.

Với add-on này, khi truy cập vào trang web, bôi đen một từ nào đó rồi nhấp phải chuột và chọn Activites, bạn có thể thực hiện nhiều tác vụ như: Define with Encarta (định nghĩa từ với Encarta), Find product with eBay (tìm sản phẩm trên eBay), Map with Yahoo!, Windows Live Translator, Windows Live Hotmail...

Phiên bản Activities 0.3 tương thích với Firefox 2.0 - 3.0*, cài đặt tại địa chỉ http://www.kaply.com/activities/activities.xpi.

3. Speed Dial for Firefox

Opera phiên bản 9.2 trở đi tích hợp một tính năng khá hay là Speed Dial, cho phép bạn đưa những trang web ưa thích vào trang mở đầu, trang này sẽ hiển thị khi bạn mở một thẻ mới. Giờ đây, bạn có thể sử dụng chức năng này trên Firefox thông qua add-on Speed Dial. Với add-on này, bạn có thể thay trang about:blank bằng một bảng chứa ảnh thu nhỏ của những trang web mà mình thường truy cập.

Để đưa một website ưa thích vào trang mở đầu, bạn mở một thẻ mới, nhấp chuột vào một khung bất kỳ. Trong cửa sổ hiện ra, bạn nhập vào địa chỉ website trong ô URL, tiêu đề website, đánh dấu chọn custom image nếu muốn sử dụng một ảnh đại diện. Để truy cập nhanh đến các trang web, bạn có thể gán tổ hợp phím nóng cho chúng. Cuối cùng, bấm OK để lưu lại.

Phiên bản Speed Dial 1.83 tương thích với Firefox 3.0a1 - 3.0b5pre, cài đặt tại địa chỉ http://tinyurl.com/2rbmna.

4. Better YouTube

Các video trên Youtube thường được nén nhỏ để thuận tiện cho việc xem trực tuyến, song điều này làm cho chất lượng đoạn video không được cao. Nếu bạn muốn xem video ở Youtube với chất lượng cao nhất, hãy nhờ sự trợ giúp của add-on Better YouTube.

Sau khi cài đặt add-on này xong, bạn khởi động lại Firefox và cấu hình cho Better YouTube như sau: Nhấp vào menu Tools > Add-ons, chọn Options bên cạnh add-on Better YouTube, đánh dấu chọn vào các mục Youtube HD và bấm OK.

Phiên bản Better YouTube 0.4.2 tương thích với Firefox 0.8 -> 3.0b4, cài đặt tại địa chỉ http://tinyurl.com/2m8u4t.

5. Prism for Firefox

Prism là tiện ích giúp người sử dụng tách các ứng dụng web như Gmail, Google Docs, hoặc Zoho Writer ra khỏi trình duyệt và chạy chúng một cách nhanh chóng như là những ứng dụng bình thường đặt trên desktop. Với Prism dành cho Firefox 3, bạn có thể vào bất kỳ website nào và chuyển đổi website này thành một ứng dụng, sau đó đặt shortcut của nó ngay trên desktop hoặc trên menu Start để tiện truy cập. Để thực hiện, bạn truy cập vào trang web mình cần, sau đó chọn Tools > Convert Website to Application.

5 điều Google “chào thua” Yahoo! Search

Google là cỗ máy tìm kiếm trực tuyến đựơc cả thế giới tin dùng, nhưng có ít nhất năm chức năng rất thú vị chỉ “kẻ chiếu dưới” Yahoo! Search mới có thể thực hiện.

1. Viết thư điện tử ngay trong ô tìm kiếm Yahoo! Search
Gõ !mail abc@xyz.com vào ô tìm kiếm của Yahoo, và bạn sẽ có ngay một email mới trong hòm thư Yahoo!mail.


2. Tìm lời bài hát của bất kì bài hát nào
Gõ “tên ca sĩ lyrics” (không có dấu ngoặc kép) để tìm lời các bài hát của ca sĩ Madonna, hoặc một bài hát cụ thể. Các yêu cầu tìm kiếm lời bài hát trên Yahoo! Search sẽ được chuyển trực tiếp sang dịch vụ lyrics cũng của Yahoo - bạn có thể yên tâm tuyệt đối về tính chính xác của kết quả tìm kiếm.


3. Tìm kiếm từ trên trang web theo thứ tự đặc biệt
Ai cũng biết cú pháp “Sylvester Stallone” (có dấu ngoặc kép) sẽ đưa kết quả có tên tài tử điện ảnh này, nhưng nếu bạn muốn tìm các trang web chứa các từ cần tìm theo đúng thự tự? Thêm dấu ngoặc đơn vào trước từ cần tìm, ví dụ [Sylvester Stallone] sẽ chỉ trả về kết quả website có từ Sylvester đứng trước Stallone.


4. Tìm kiếm chỉ trong một website duy nhất
Gõ !wiki Google vào ô Search để tìm thông tin về Google trên bách khoa toàn thư mở trực tuyến Wikipedia.com. Vài site phổ biến khác là !ebay, !amazon, !flickr. Nếu đang sử dụng FireFox, bạn có thể gõ các câu lệnh này ngay trong ô tìm kiếm phía trên bên phải trình duyệt.


5. Kiểm tra số kết nối đến một trang web cụ thể
Có bao nhiêu mục trên wikipedia có đường link tới trang CNN.com? Gần như không thể trả lời được câu hỏi này bằng Google, nhưng lại quá đơn giản nếu bạn đang sử dụng Yahoo! Search. Chỉ cần gõ vào câu lệnh linkdomain:cnn.com site:wikipedia.org và Yahoo sẽ đưa cho bạn danh sách tất cả các bài viết trên wikipedia có chứa đường dẫn tới trang tin tức CNN.com.

Nguồn DanTri

Website Việt tạm biệt Alexa!

Gần đây các chương trình bảo mật trên máy tính như Symantec Antivirus, Internet Security... đều ngăn chặn người dùng muốn cài đặt Alexa Toolbar vì nhận dạng công cụ này là spyware.

Trong khi đó, ngày càng nhiều doanh nghiệp trông chờ website của mình tăng từng bậc trong chỉ số thứ hạng trên Alexa để minh chứng về mức độ phổ biến của website, kéo theo nhiều dịch vụ "lừa gạt" giúp website tăng thứ hạng cao chỉ trong thời gian ngắn. Vậy doanh nghiệp có nên tin vào bộ máy đo đạc của Alexa?

Câu trả lời là không. Hiện tại, đại đa số các doanh nghiệp Việt Nam đều dựa dẫm hoàn toàn vào chỉ số Alexa để đánh giá về mức độ phổ biến cho một website. Và theo đó, giá trị quảng cáo trên website cũng được đo theo chỉ số Alexa. Đã có khá nhiều bài viết phân tích rất chi tiết về cách thức hoạt động của Alexa, những dịch vụ lừa đảo giúp tăng thứ hạng...trên các báo và tạp chí công nghệ. Trong bài viết này, tác giả chỉ tổng hợp và phân tích những yếu tố mà người dùng Internet ở Việt Nam không nên dựa dẫm hoàn toàn vào các chỉ số của Alexa.

Trở lại từ khi Alexa được thành lập vào năm 1996, đến năm 1999, Alexa trở thành thành viên của tập đoàn bán lẻ Amazon.com. Thông qua việc thống kê hoạt động của người dùng web, Alexa có thể đưa ra danh sách xếp hạng các website theo mức độ phổ biến.

Alexa Ranking - Thứ hạng "hỗn tạp"

Chỉ số thứ hạng Alexa được kết hợp từ 2 yếu tố là số trang web người dùng xem (Page Views) và số người truy cập (Reach). Alexa Ranking xếp thứ hạng các website được truy cập thường xuyên, được thống kê dựa trên những người dùng cài đặt thanh công cụ Alexa Toolbar. Thông số thứ hạng của website sẽ được hiển thị khi người dùng cài đặt Alexa Toolbar truy cập vào website đó.

Điểm chính của vấn đề nằm ở đây. Những máy tính không cài đặt Alexa Toolbar thì dù có truy cập vào website cả trăm lần vẫn không được đếm đến 1 lần, mặc dù con số máy tính đang sử dụng Alexa Toolbar là khoảng 10 triệu (đạt 1% so với hàng tỉ người dùng Internet hiện nay). Nguyên nhân là số lượng các máy tính cài đặt thanh công cụ này tại Việt Nam chưa đáng là bao vì Amazon.com chưa có kênh bán hàng trực tuyến tới Việt Nam. Hơn nữa, các máy tính từ quốc gia khác truy cập tới các website tiếng Việt cũng là thiểu số, vì chủ yếu là của những người Việt có khả năng đọc hiểu Việt ngữ.

Nguyên nhân thứ hai là ngay khi cài đặt Alexa Toolbar, các chương trình bảo mật trên máy tính như Symantec Antivirus, Internet Security... đều nhận dạng công cụ này là spyware vì phương thức hoạt động của nó là sử dụng cookies để theo dõi toàn bộ các hoạt động truy cập website của người sử dụng.

Hơn nữa, Alexa Toolbar chỉ mới có phiên bản dành cho trình duyệt Internet Explorer và FireFox nên người dùng các trình duyệt còn lại như Opera và Safari thì cũng đành "bó tay", miễn đếm!

Các dịch vụ giúp tăng thứ hạng Alexa cũng ra đời ào ạt, khiến doanh nghiệp tiêu tốn khá nhiều thời gian và chi phí thay vì tập trung phát triển nội dung lẫn hình thức của website, đây mới chính là các yếu tố quan trọng giúp tăng lượng truy cập.

Như vậy, thứ hạng của các website Việt Nam khá lệch lạc trên bảng chỉ số của Alexa. Độ chính xác chỉ đạt 20% cho những website Việt. Một bằng chứng là những website Việt không dùng các công cụ giúp tăng thứ hạng, giả mạo truy cập... cho Alexa thì ranking đều tụt khá nhiều đều đặn theo thời gian mặc dù số lượng truy cập thực của các website này không suy giảm và còn có thể tăng.

Giải pháp thay thế

Các bộ đếm thống kê lượng truy cập cũng như thông tin khách truy cập được tích hợp sẵn trên website tuy chính xác nhưng không được đối tác quảng cáo tin tưởng. Do đó, tùy thuộc vào mô hình kinh doanh, chi phí và mức độ phổ biến mà mỗi website có thể lựa chọn các nhà cung cấp dịch vụ thống kê uy tín và có phí như: ComScore, Hitwise, Nielsen//NetRatings, Netcraft, Ranking.com, Quantcast.

Một giải pháp miễn phí hiện tại đang được các webmaster chú ý là Google Analytics, hoàn toàn miễn phí. Tuy không đánh giá chính xác 100% nhưng Google Analytics cho phép thống kê chi tiết nhiều số liệu truy cập, lượng pageview, thông tin khách truy cập.. kể cả khi website có nhiều sub domain (tên miền phụ) với mức độ chính xác cao. Số liệu Google Analytics cung cấp dễ dàng tổng hợp, chi tiết và có thể xuất ra theo nhiều dạng phục vụ cho việc thống kê. Chỉ cần một tài khoản Google (Gmail) là đã có thể đăng ký dịch vụ Google Analytics.

Các doanh nghiệp Việt Nam đang có website nên sử dụng thêm 1 vài dịch vụ thống kê truy cập và thứ hạng khác để đảm bảo tính chính xác thay vì tập trung vào Alexa. Có thể dùng song song thêm Google Analytics hoặc các dịch vụ miễn phí khác như StatCounter, ClickTracks Appetizer, eXTReMe Tracking, SiteMeter, Add Free Stats, Compete.

Nguồn : Tuoi Tre Online

Tip to take your favorite photos on Flickr.com

Hi các bạn,

Các bạn cũng biết Flickr.com là một một dịch vụ lưu trữ hình trực tiếp lớn của Yahoo.
Và tại trang web này, bạn sẽ tìm được nhiều rất nhiều hình đẹp về đủ mọi thể loại, đơn giản chỉ cần gõ keyword cần tìm là sẽ có cả hàng trăm tấm cho bạn.
Có vài tấm thì bạn có thể download được. Nhưng có vài tấm mình không thể download bằng cách View images (trong Firefox) được.
Sau đây, mình xin giới thiệu các bạn cách để download những tấm hình không cho phép download.
Khi bạn gặp một trường hợp không thể download hình bằng cách View images và Save as về như trường hợp này :

http://www.flickr.com/photos/daletaylor/363237067/

Cách làm :
- Các bạn phải chuột và chọn View source (cho Firefox)
- Sau đó Copy và Find cái mã này trong View source : ?v=
- Nếu bạn thấy url nào kết thúc bằng " ?v= " thì đó là cái bạn cần tìm.
- Bạn chỉ cần Copy từ đầu cho đến phần mở rộng của hình. Copy và mở ở một cửa sổ mới.
- Có vài trường hợp sẽ có 2 kết quả cho ra, bạn nên thử một trong hai để có được hình bạn muốn.

Chúc các bạn thành công.